,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
505116
Bạn nghĩ gì về thực trạng sử dụng xe công?
1
Forum
null
,

Bạn nghĩ gì về thực trạng sử dụng xe công?

Cập nhật lúc 18:29, Thứ Sáu, 27/08/2004 (GMT+7)
,

Cả thủ đô Seoul (Hàn Quốc) chỉ có bốn chiếc xe công nội địa dành cho thị trưởng và ba phó thị trưởng. Còn ở Việt Nam, việc sử dụng xe “chùa” đang là một thực trạng đáng buồn!

Chưa ai tính được mỗi năm có bao nhiêu lít xăng dầu của nhà nước "bốc hơi" trên những "cung đường"... tư tác?!

Để mở đầu bài dẫn, VietNamNet xin nêu những điều mắt thấy, tai nghe: Tại tỉnh Đ. một vị cán bộ của huyện L. được thăng chức làm quan to trên tỉnh (Ông này giữ chức trưởng ban tổ chức tỉnh ủy) nên chỉ trong một thời gian ngắn sau đó đã có 3 - 4 vị cán bộ của “huyện nhà” được “nhấc” lên đảm trách những cương vị trưởng, phó các ban, ngành. Và, thế là, cứ mỗi chiều thứ 6 hàng tuần, người dân địa phương dọc theo quốc lộ nối thị xã P. với huyện L. lại thấy những chiếc xe con bóng lộn mang biển số xanh chở những vị công bộc của dân từ trụ sở cơ quan về dinh thự “đồng quê” thư giãn cuối tuần. Tương tự, mỗi sáng thứ hai, vẫn những chiếc xe trị giá hàng trăm triệu ấy vận hành theo lộ trình ngược lại. Có người bấm đốt: Với chiều dài mỗi “tua” lên tới gần 300 Km như thế, vị chi mỗi năm chi phí cho một xe quan về quê “guých - ken”  sẽ là hàng chục ngàn cân thóc (Cũng cần nói thêm, những tài xế “vặn cổ” những “con" xe xịn ấy đều là “lính” cũ, tức vẫn là những bác tài gắn bó với “các cụ” từ thủa còn “thường ngày ở huyện”)!

 - Kẻ ngay lên cửa xe dòng chữ “xe công, chỉ sử dụng cho việc công” rõ lớn, thật rõ ràng. Ở một số nước phát triển, nhờ dòng chữ này nên không ai dám sử dụng xe công để chở vợ con đi chợ, đi ăn, đi chơi, đi học. (Thảo Dân - Tp.HCM).

  - Nên bán hết, thậm chí bán thẳng cho cán bộ đang sử dụng chiếc xe. Sau đó, Nhà nước sẽ không chi ngân sách ra để mua xe mới nữa mà nên đưa khoản tiền đó vào lương (Trần Quốc Thuận - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội).

 - Bộ Tài chính chỉ xây dựng các tiêu chuẩn, định mức về ô tô công. Ví dụ, cấp vụ có 30 người trở lên thì 2 vụ được mua chung 1 xe ô tô; dưới 20 người thì 3 vụ 1 xe ô tô… (Lê Ngọc Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản).

Chuyện mắt thấy, tai nghe nói trên của  VietNamNet xem ra chẳng có gì hấp dẫn, khi không ít người đã được chứng kiến hình ảnh ô tô biển số xanh xếp hàng dài tại những đền chùa, hang động  vào mỗi mùa lễ hội; khi hầu như ai cũng biết có nhiều thủ trưởng đã cùng phu nhân, quý tử mãn nguyện “ngự” trong những chiếc “xế hộp” trở về nơi chôn rau để “bái tổ, vinh quy”?... Hẳn bạn đọc còn nhớ, cách đây 2 – 3 năm, một tờ báo hàng đầu trong nước đã chạy hàng tít lớn: Vị chủ tịch “cưỡi”… 1.000 con trâu!? Mới thoáng qua tít, tựa như thế, hầu như ai cũng thấy… kỳ kỳ, nhưng đọc bài mới “té ngửa” khi thấy tác giả phản ánh việc một vị tân chủ tịch ở một tỉnh miền Trung nhỏ bé đã “dũng cảm” thay phứt “con” xe xịn của người tiền nhiệm để tậu ngay một chiếc “mẹc” cáu cạnh bằng một “núi” tiền mà nếu quy ra… trâu thì tương đương tới cả ngàn con (Trị giá một tỷ đồng). VietNamNet không dám vơ đũa cả nắm nhưng cũng chẳng đủ can đảm để nói rằng quan niệm: "Xe chùa, xăng chùa, lái xe chùa thì chỉ có những kẻ… rồ mới không tận dụng!" chỉ tồn tại trong tiểu số những người có chức, có quyền!?

Còn nhớ, vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng hết sức coi trọng việc tiết kiệm, chống lãng phí trong việc tổ chức hội nghị và sử dụng xe công (Ngày ấy, có địa phương đã tổ chức thí điểm những chuyến xe ca để đưa rước các quan tỉnh đi họp hành, công cán tập thể thay vì “mỗi người một ngựa” theo kiểu “không phải chung chạ với ai” như trước). Tuy nhiên, rất tiếc “chiến dịch” tiết kiệm ấy không kéo dài bao lâu và kể cả cho đến thời gian gần đây, khi Chính phủ đã có những quy định cụ thể, rõ ràng về tiêu chuẩn xe công nhưng vẫn còn xuất hiện tình trạng mua sắm xe vượt tiêu chuẩn. Thậm chí, ở địa phương nọ, có “sếp” còn cho cạo sơn một chiếc BMV vừa bóc tem khiến chi phí mua xe “đội” lên cả trăm triệu...

ỞTrung Quốc, người ta cũng đang "xiết" lại xe công

Được biết, cả nước hiện có 19.000 xe công. Thế nhưng, số xe thừa ra là bao nhiêu vẫn chưa có con số thống kê chính xác. Xin dẫn lời ông Lê Ngọc Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính): “Thực tế thời gian qua đã phát sinh tình trạng một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp mua sắm, sử dụng xe vượt quá tiêu chuẩn, định mức cả về số lượng lẫn giá cả”. Cũng theo ông  Khoa, hiện nay nhiều đơn vị mua xe mới nhưng không thanh lý xe cũ hoặc các đơn vị nhập tách cũng khiến nhiều xe dôi dư.

Trước thực trạng “đổi mới” đời xe và “tận dụng” xe công, vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành văn bản qui định việc thu hồi những ôtô mua vượt qui định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hành tiết kiệm. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là cần tìm cho được những giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề này. Đã có ý kiến cho rằng, nên “ô tô hóa” tiền lương; rằng, cần công khai tiêu chuẩn và xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm; rằng, bất kể cá nhân nào sử dụng xe công vào việc riêng cũng bị buộc phải bồi hoàn chi phí…

Vậy, ý kiến của bạn về thực trạng sử dụng xe công hiện nay và đâu là giải pháp cho vấn đề được xem như “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nêu trên?

  • VietNamNet

(Bài gửi cho diễn đàn, các bạn cần gõ có dấu, dưới bất cứ font gì) 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,