Lối xưa … Thành Cũ… !
13:47' 08/10/2004 (GMT+7)
Soạn: AM 165567 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô, kể từ ngày 2/10/2004 khu di tích Thành cổ Hà Nội sẽ mở cửa đón khách. “Bí mật Tử Cấm Thanh”đã dần hé mở…...
Khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long ( năm 1010), với bao thăng trầm qua các triều đại, Thăng Long vẫn ngày càng phát triển và đã trở thành trung tâm văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam.

Soạn: AM 165569 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ngay lúc ban đầu, kinh thành Thăng Long được định hình bằng bốn mốc chuẩn mang nặng tính chất tâm linh gọi là: "Thăng Long tứ trấn". 

Trấn phía Tây là đền Thủ Lệ, thờ thần Linh Lang - hiện thân của một

Soạn: AM 165571 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

 hoàng tử nhà Lý có công lớn chống quân Tống xâm lược. Phía Bắc là đền Quán Thánh thờ thần Huyền Thiên Chân Vũ. Phía Đông là đền Bạch Mã, thờ “Ngựa Trắng” biểu tượng cho mặt trời và đền Kim Liên, trấn giữ phía Nam của kinh thành. 

Hoàng cung có 4 cửa thành: Đông Hoa(cửa Đông), Quảng Phúc (cửa Tây), Đại Hưng (cửa Nam) và Diệu Đức (cửa Bắc)., 

Soạn: AM 165577 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Năm 1285 kinh thành bị giặc Nguyên đốt phá gần hết và đến những năm 1371- 1378 Thăng Long lại bị tàn phá bởi quân Chiêm Thành. 

Vào đời nhà Lê, những công trình cũ bị hư hại hoặc phá hủy được sửa chữa hoặc xây mới nhưng mang phong cách kiến trúc, mỹ thuật của thời Lê.
Điện Kính Thiên được xây dựng tại trung tâm thành Thăng Long để làm nơi giao tiếp với thần linh vì theo tục truyền ở núi Nùng - Long Đỗ, nơi dựng điện Kính Thiên, có thể thông xuống…Địa phủ và mở lên tới được… thiên đình! 

Kinh thành Thăng Long có 3 vòng: La thành ở ngòai cùng, giữa là Hoàng thành và

Soạn: AM 165579 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

 trong cùng là Cấm thành là nơi ngự của vua cùng Hoàng gia, được xây dựng rất cầu kỳ phản ánh rõ nét đặc thù của kiến trúc cung đình Việt Nam. Ngòai ra, còn có nhiều cung điện để vua thiết triều và sân Rồng rộng lớn là nơi để bá quan văn võ đứng chầu. 

Sang thế kỷ19, nhà Nguyễn dời kinh đô về Huế nên Thăng Long trở thành Trấn thành rồi Tỉnh thành nên Hoàng thành phải thay đổi quy mô. 

Soạn: AM 165581 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Năm 1805, vua Gia Long phá bỏ thành cũ, xây lại theo kiến trúc của Pháp có kế thừa di tích của những triều đại trước: ở giữa vẫn là điện Kính Thiên. Gần điện có Hành Cung là nơi Vua ngự mỗi khi ra kinh lý Bắc thành. Cổng điện Kính Thiên gọi là Đoan môn gồm ba cửa: cửa giữa dành cho nhà Vua, hai cửa nhỏ dành cho các quan lại. Hai đàn “Xã, Tắc”- để tế trời – được xây ở ngoài Đoan Môn cùng với “Đình bia”, để ghi công trạng của vua Gia Long, và dựng Kỳ Đài gần bên. Đến năm 1831 Vua Minh Mạng ra lệnh hạ thấp tường thành và đổi tên là thành Hà Nội.

Năm 1848, Vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật đều đưa về Huế, chỉ còn sót lại rồng đá ở điện Kính Thiên…
Cuối thế kỷ 19 Hà Thành thất thủ, thành Hà Nội bị phá để làm nơi đóng quân của quân đội Pháp. Sau năm 1954, nơi đây trở thànhø trụ sở Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo việc thực hiện thành công cuộc kháng chiến chống Mỹ…

GTCT(St)
 
 
    
 
    


    
 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi