221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
72792
Việt Nam phát triển Thương mại điện tử quá chậm
1
Article
null
Việt Nam phát triển Thương mại điện tử quá chậm
,
Thương mại điện tử ở Việt Nam mới ở mức sơ khai.

(VietNamNet) - Pháp lệnh Thương mại điện tử (TMĐT) sẽ được trình lên Chính phủ vào tháng 8 năm nay, và dự kiến sẽ chính thức được ban hành vào đầu năm 2004. Hiện dự thảo Pháp lệnh đã qua 5 lần chỉnh sửa nhưng vẫn còn rất nhiều điều trong đó chưa thoả mãn giới doanh nghiệp, đặc biệt những người hoạt động trong môi trường công nghệ. Trong cuộc hội thảo lấy ý kiến về Pháp lệnh TMĐT sáng nay, VietNamNet đã trao đổi với ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng ban soạn thảo Pháp lệnh TMĐT, xung quanh vấn đề này.

- Hiện Việt Nam đã thực sự có TMĐT? Giá trị giao dịch TMĐT ở Việt Nam trong một năm là khoảng bao nhiêu?

- Tôi khẳng định là ở Việt Nam đã có TMĐT. Tất nhiên chưa phải là TMĐT phát triển một cách toàn diện có hệ thống và công nghệ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hiện có nhiều công đoạn mà chúng ta chưa phân biệt là TM truyền thống hay TM điện tử. Chẳng hạn, một doanh nghiệp (DN) đàm phán giao dịch với đối tác qua mạng nhưng khi ký kết thì lại theo kiểu truyền thống. Liệu chúng ta có tính đó là giao dịch TMĐT hay chỉ có những công đoạn được điện tử hoá? Những hoạt động như vậy, chúng ta không thể phân biệt quá rạch ròi. Chính vì lẽ đó nên chúng ta cũng không thể thống kê hết lượng giao dịch điện tử. Tôi chỉ lưu ý rằng, đến 2006, hình thức giao dịch B2B sẽ chiếm 18% giao dịch bán lẻ trên toàn cầu và chắc chắn Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. 

- Theo kế hoạch thì Pháp lệnh TMĐT sẽ được trình Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 8 và sẽ được ban hành đầu năm 2004. Nhưng hiện đã qua 5 lần dự thảo mà Pháp lệnh vẫn chưa hoàn chỉnh. Liệu mục tiêu đó có hợp lý?

Ông Nguyễn Quang A - Công ty cổ phần Ngân hàng VP: Mấu chốt ở TMĐT là liệu các dữ liệu, văn bản, chứng từ điện tử có được công nhận đầy đủ tính pháp lý như những văn bản truyền thống hay không? Pháp lệnh TMĐT không nên đi quá sâu vào các chi tiết kỹ thuật mà chỉ nên dừng lại ở mức tạo nền tảng và hành lang pháp lý cho hoạt động của các DN.

Ông Mai Anh, Bộ Khoa học và Công nghệ: Điều cốt yếu của TMĐT là phải nhanh chóng tạo khung pháp lý cho các giao dịch điện tử đang có xu hướng bùng phát trong những năm tới, nhất là khi Việt Nam tham gia vào E - ASEAN mà E - Commerce và E - Government là hai điều kiện quan trọng nhất. Việt Nam đã quá chậm chân và bây giờ phải tăng tốc. 

Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc VDC:  Theo tôi, không có TMĐT riêng mà chỉ có những hoạt động thương mại được thực hiện bởi các phương tiện điện tử. Không nên nghĩ TMĐT chỉ liên quan đến Internet, một đĩa mềm chứa thông tin thương mại cũng có thể coi là TMĐT chứ, nó đâu có phải là Internet. Là nhà cung cấp dịch vụ mạng, chúng tôi chỉ tham gia vào giao dịch điện tử với tư cách là người thứ 3 trong những thoả thuận và tranh chấp của các DN, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ chất lượng. Chúng ta cũng không nên quy định giới hạn điều chỉnh trong lãnh thổ Việt Nam vì môi trường mạng đâu có ranh giới. Chỉ nên quy định phạm vi và đối tượng điều chỉnh. 

- Việc xây dựng Pháp lệnh đã được lên lịch chi tiết. Qua 5 lần dự thảo chúng tôi đều lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành. Có thể nói Pháp lệnh này là công sức trí tuệ của cả một đội ngũ đông đảo. Hiện những ý kiến bất đồng còn không nhiều. Chúng tôi tin rằng đến tháng 8 thì Pháp lệnh có thể hoàn thành để trình lên Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 

- Người Việt Nam vẫn quen với những con dấu, chứng từ thực trên giấy. Tham gia TMĐT có nghĩa là sẽ phải làm quen với chữ ký điện tử, chứng từ điện tử. Vậy, Pháp lệnh có quy định việc này một cách thuận tiện?

- Đây là một trong những vấn đề nhiều tranh cãi nhất hiện nay khi chúng tôi soạn thảo Pháp lệnh TMĐT. Chúng ta đã quá quen với những văn bản cần con dấu, xác nhận nhưng khi tham gia TMĐT thì việc này không có ý nghĩa. Dự thảo Pháp lệnh quy định các văn bản điện tử và những văn bản truyền thống có giá trị pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử. Tất nhiên, quy định này cũng cần chờ được Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua nhưng xu hướng chung của tất cả các nước có Luật về TMĐT là không phân biệt đối xử giữa các văn bản này.

- Với lượng người được tiếp cận với Internet rất ít như hiện nay ở Việt Nam thì sau khi có Pháp lệnh TMĐT rồi nên tập trung phát triển theo hướng nào cho có hiệu quả?

- Đúng là với cơ sở hạ tầng thông tin còn yếu và lượng người dùng Internet ít như hiện nay thì TMĐT ở Việt Nam mới chỉ ở mức sơ khai. Một số cơ sở tư nhân hay làng nghề như Bát Tràng đã chủ động xây dựng những trang web để phát triển các đơn đặt hàng qua mạng. Tất nhiên số này còn rất ít. Theo chúng tôi, phát triển TMĐT trong nước hiện gặp những khó khăn chính sau: Thứ nhất, đó là các yếu tố kỹ thuật như chữ ký điện tử, chứng nhận điện tử, thanh toán điện tử và vấn đề bảo mật. Đây là 3 vấn đề kỹ thuật quan trọng nhất để phát triển TMĐT. Thứ hai là sự tham gia của xã hội vào TMĐT. Ta hãy làm một phép tính thế này: hiện cả nước có 25 - 30.000 chuyên gia CNTT và hơn 100.000 DN, nếu họ chỉ làm việc ở các DN thì cũng 3 DN mới có một chuyên gia CNTT. Như vậy làm sao đòi hỏi họ tham gia TMĐT một cách mạnh mẽ được. Chưa kể, theo điều tra cách đây không lâu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ 3% DN sẵn sàng cho TMĐT.

- Xin cảm ơn ông!

  •  Quang Dũng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,