221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
796024
Trường ĐH 100 tuổi đón "Sao Vàng"
1
Article
null
Trường ĐH 100 tuổi đón 'Sao Vàng'
,

(VietNamNet) - Sáng 15/5, ĐHQG Hà Nội đón nhận Huân chương Sao Vàng tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường ĐH Đông Dương - tiền thân của ĐHQG Hà Nội.

Các tân cử nhân khoa Sư phạm - xếp thành số 100 để hướng tới sự kiện 100 năm ĐHQG HN. Ảnh: Bùi Tuấn.

Cùng với buổi lễ này, ĐHQG Hà Nội tổ chức hàng loạt hoạt động kỷ niệm như hội thảo giáo dục với các trường ĐH khu vực Đông Á, Festival dành cho sinh viên...

Một đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp ĐHQG HN cũng đã được xác lập nhằm nghiên cứu và chuẩn bị tư liệu cho các ấn phẩm về lịch sử phát triển của ĐH.

ĐHQG Hà Nội (thiết lập năm 1993 trên cơ sở hợp nhất một số trường ĐH) hiện có hơn 2.500 cán bộ, trong đó có gần 1.600 cán bộ giảng dạy (với 108 giáo sư, 249 phó giáo sư).

Quy mô đào tạo của trường vào khoảng 18.000 SV hệ ĐH chính quy và gần 26.000 SV các loại hình đào tạo không tập trung theo học 60 ngành; gần 2.200 học viên cao học theo học 103 chuyên ngành, gần 300 nghiên cứu sinh theo học 77 chuyên ngành.

Theo GS Đinh Xuân Lâm, căn cứ về cách tổ chức nhà trường, cũng như một phần về chương trình, giáo trình, nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập, về cơ sở vật chất, từ trường ĐH Đông Dương với trường ĐH Quốc gia Việt Nam (1945) đến trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (1956) và đến ĐHQG Hà Nội (1993) đã không có một sự cách tuyệt, mà có tính kế thừa, nối tiếp và phát triển, nâng cao theo từng thời kỳ lịch sử.

Việc thành lập ĐH Đông Dương (ngày 16/5/1906) đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển của lịch sử giáo dục ĐH Việt Nam,  từ nền giáo dục kiểu Nho giáo sang nền giáo dục rập khuôn theo kiểu phương Tây hiện đại.

Luật và Hành chính, Khoa học, Y khoa, Xây dựng Văn học là các lĩnh vực được xác định đào tạo đầu tiên, làm cơ sở để thành lập khoa, trường ĐH thành viên của ĐH Đông Dương.

Trường có tôn chỉ và sứ mệnh "là một trung tâm giảng dạy giáo dục bậc ĐH, đỉnh cao học vấn ở Đông Dương...trong khi đáp ứng các nhu cầu kinh tế và hành chính của thuộc địa trong các ban kỹ thuật, sẽ cố gắng hướng dẫn tinh thần khoa học, phương pháp học tập và nghiên cứu hiện đại cho những người xuất sắc…".

Theo TS Phạm Hồng Tung, một thành viên của nhóm nghiên cứu về giai đoạn đầu tiên trong lịch sử ĐHQG Hà Nội, cho dù có những bước thăng trầm, nhưng việc thành lập ĐH Đông Dương đã xác lập trên thực tế một mô hình, một trường ĐH hiện đại đầu tiên ở xứ thuộc địa Đông Dương. Đây cũng chính là mốc khởi đầu của nền giáo dục ĐH Việt Nam theo mô hình hiện đại.

Hầu hết, những trí thức lớn ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công đã ra đảm nhận các nhiệm vụ của chính quyền cách mạng trên nhiều lĩnh vực đều từ trường ĐH  Đông Dương ra như Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Ca Văn Thỉnh, Phạm Thiều, Nguyễn Khánh Toàn, Vũ Đình Hoè, Đỗ Đức Dục, Tôn Thất Tùng, Trần Đăng Khoa, Lê Văn Hiến, Nghiêm Xuân Yêm, Cù Huy Cận...

  • Hạ Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,