221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1133593
Chấn hưng giáo dục: Tôi muốn và tôi có thể giúp!
1
Article
null
Chấn hưng giáo dục: Tôi muốn và tôi có thể giúp!
,

 - Với hệ thống quản lý hiện nay, với trình độ ứng dụng CNTT hiện nay của ngành GD-ĐT, công tác thống kê số liệu có thể nói là còn nhiều bất cập và lạc hậu...- Anh Ngô Sĩ Thuyết bày tỏ ý nguyện "tôi muốn và tôi có thể giúp".

Giáo dục không phải chuyện nay thay mai đổi!

Khai giảng năm học mới. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Đã có hàng trăm bài viết của những trí thức, chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước cũng như hàng nghìn ý kiến tâm huyết, xây dựng đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo nước nhà, nào là triết lý, cải cách, nào là chiến lược, mục tiêu hay đơn thuần chỉ là việc phản ánh những ưu khuyết điểm của hệ thống giáo dục các cấp trong nước.

Ai cũng mong mỏi, bức xúc rằng cần phải làm ngay, thực hiện ngay việc cải cách, đổi mới. Tuy nhiên, chúng ta hãy bình tâm suy xét một cách thấu đáo, hãy thử đặt mình vào vị trí của người đứng đầu ngành giáo dục đào tạo có đủ chức, đủ quyền và không thiếu tâm huyết để có một cái nhìn tổng thể và thực tế hơn.

Có thể nói lĩnh vực GD-ĐT ảnh hưởng sâu rộng, trực tiếp tới mọi tầng lớp, thành phần xã hội, do đó, không thể duy ý trí, nóng vội, chủ quan để nay thay mai đổi. Thậm chí, nếu như có trong tay một bảo bối, một "phép màu nhiệm" cũng không thể chuyển biến cả một hệ thống lớn như vậy trong một sớm, một chiều. 

Trong thực tế, chúng ta vẫn thấy cỗ máy khổng lồ GD-ĐT đang được vận hành trơn chu, đầu vào, đầu ra vẫn nhịp nhàng tuôn chảy. Sinh viên, học sinh, cán bộ qua đào tạo, cầm những tấm bằng trong tay phần lớn cũng đủ tự tin để bước vào một giai đoạn mới đóng góp, cống hiến cho đất nước, cho xã hội. Do đó có thể nói rằng, chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn, sạch trơn tất cả, tất cả không hẳn đã rất xấu, rất kém. Dĩ nhiên đó chỉ là những cảm nhận chủ quan của tôi, một người đã từng học tập, trưởng thành trong nền giáo dục nước nhà còn đậm chất văn hoá Tiên Rồng Việt tộc.

Tôi cũng xin được nhắc lại rằng, ngay cả có "phép màu kỳ diệu" cũng cần phải có một thời gian nhất định cho mọi sự thay đổi, cải cách bởi  đối với GD-ĐT thời gian đó không thể tính bằng ngày, bằng tháng, càng không thể phủ nhận hoàn toàn những gì đang tồn tại trong hệ thống giáo dục bởi chưa ai hình dung ra được một nền giáo dục mới sẽ như thế nào, chi bằng hãy cùng nhau đưa ra một cách thức, một công cụ giúp hệ thống giáo dục đào tạo tự giám sát, tự hoàn thiện mình như một cái cây trong tự nhiên.

Số liệu là gốc của mọi vấn đề

Hãy khoan nói đến những điều to tát về giáo dục đào tạo như việc chấn hưng, triết lý, cải cách, nâng cao chất lượng, xây dựng chiến lược v.v… Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến một vấn đề hết sức thực tế, đó là việc thống kê số liệu của ngành giáo dục đào tạo. Tôi tin rằng, với hệ thống quản lý hiện nay, với trình độ ứng dụng CNTT hiện nay của ngành GD-ĐT, công tác thống kê số liệu có thể nói là còn nhiều bất cập và lạc hậu, chưa thể phản ánh được bức tranh thực tế của toàn ngành.

Điều gì sẽ xảy ra, nếu nhà quản lý các cấp của chúng ta luôn nắm rất rõ, rất chính xác mọi thông tin số liệu về GD-ĐT, liên quan đến giáo dục, trong từng phạm vi, lĩnh vực mình phụ trách? Nào là số trường (các loại), số học sinh nam, nữ, các dân tộc, đời sống, chất lượng… không phải trên sổ sách mà trên hệ thống điện toán, trên mạng Internet.

Cần thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi không được đến trường, cần số học sinh bỏ học, cần đánh giá bức tranh giáo dục của một tỉnh, thành phố hay một khu vực, nhất nhất nhà quản lý đều phải có đầy đủ những thông tin phản ánh đúng nhất, khách quan nhất. Có thông tin số liệu chính xác mới có cái để nói, để phân tích, bàn bạc, để ra quyết định hay làm sở cứ khoa học cho những quyết sách lớn. (Tôi tin rằng, các vị Bộ trưởng sẽ tự tin hơn, trả lời hay hơn trong các phiên chất vấn tại quốc hội nếu biết tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin quản lý của bộ mình, ngành mình một cách hiệu quả, số liệu thống kê phong phú, đầy đủ với độ tin cậy cao).

Thông tin, số liệu là gốc của mọi vấn đề, do đó bước đầu tiên là chúng ta cần củng cố bộ máy, nâng cao chất quản lý toàn ngành bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, làm thật tốt công tác thống kê số liệu để nhà quản lý GD-ĐT có đầy đủ thông tin, dữ liệu. Nguyên tắc này cũng hoàn toàn đúng cho tất cả các ngành, các lĩnh vực khác trong toàn xã hội. Bất kỳ người Lãnh đạo nào cũng phải coi trọng và làm tốt công tác thống kê số liệu, nhất là trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay.

Làm như thế nào?

Bộ GD-ĐT cũng đã rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực GD-ĐT nên đã năm học 2008-2009 được chọn là năm học ứng dụng CNTT, các trường học, các cơ sở GD-ĐT sẽ được kết nối mạng Internet tốc độ cao, chất lượng đảm bảo, đó là những thuận lợi quan trọng mà những năm trước không thể có được. Giờ đây, phần lớn giáo viên, học sinh, nhà quản lý giáo dục có cơ hội được sử dụng Internet, được khai thác những chương trình, phần mềm phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy, học tập.

Thống kê số liệu thuộc lĩnh vực phần mềm quản lý giáo dục, dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) do Cộng đồng Châu Âu (EU) tài trợ được bắt đầu thực hiện vào tháng 4 năm 2006, tới nay có đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên việc triển khai những phần mềm báo cáo thống kê số liệu này rất chậm và khó khăn do những hạn chế về công nghệ và tính năng của phần mềm.

Giáo dục đào tạo là một ngành lớn, nhiều đầu mối (chỉ riêng Sở Giáo dục Đào tạo Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng đã hơn 2.500 đầu mối, đơn vị trực thuộc), trình độ hiểu biết, sử dụng CNTT của cán bộ, giáo viên còn hết sức hạn chế. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nguồn lực tài chính, con người tại các đơn vị cơ sở hết sức eo hẹp do vậy không thể triển khai ứng CNTT trong giáo dục như những tổ chức doanh nghiệp khác ngoài xã hội. Phải có cách nghĩ khác, cách làm khác, hoàn toàn khác, hết sức sáng tạo và đặc biệt mới có thể triển khai thành công về CNTT trong GD-ĐT trong thời gian từ 2 đến 3 năm.

“…Không có lý do gì để giáo dục Việt Nam bế tắc, nếu mỗi người Việt Nam đều dành trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp thiêng liêng này” lời kêu gọi chân tình của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong lá thư 20-11 vừa qua nói lên một điều rằng sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn dân, của không chỉ riêng Chính phủ hay ngành GD-ĐT. Là công dân Việt Nam, tôi mong muốn được giúp và bằng năng lực, trí tuệ của mình, chúng tôi có thể giúp.

Để thực hiện được điều đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho ngành một giải pháp hoàn chỉnh, đơn giản và khả thi cùng với  một phần mềm đặc biệt, một công cụ, một cỗ máy nhập liệu (Input data), một “nhà quản lý ảo” để giúp “nhà quản lý thật” các cấp, các cơ sở GD-ĐT và Bộ GD-ĐT có đầy đủ thông tin, số liệu một cách trung thực nhất.  Cuối cùng, xin được nhắc lại rằng “Tôi muốn giúp và tôi có thể giúp".

  • Ngô Sỹ Thuyết 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,