221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1139102
Giáo dục tiêu tiền ODA chưa... có sai sót gì?
1
Article
null
Giáo dục tiêu tiền ODA chưa... có sai sót gì?
,

 – “Trước đây, công tác quản lý ODA bị chia cắt. Có những dự án khâu quản lý thuộc địa phương, có dự án do trường ĐH quản lý, có dự án thuộc các vụ chức năng của Bộ GD-ĐT quản lý...dẫn đến thiếu tính hệ thống, không hiệu quả” – Ông Trương Thanh Hải, Tổ trưởng Tổ quản lý ODA cho biết. 

 

Ông Trương Thanh Hải
Thưa ông, có phải vì nguồn vốn ODA có nguy cơ bị cắt giảm do sử dụng thiếu hiệu quả nên Bộ GD-ĐT mới quyết định thành lập Tổ quản lý ODA?
 
 - Bộ GD-ĐT xác định, ODA là nguồn kinh phí quan trọng, là nguồn ngân sách không nhỏ để phát triển sự nghiệp giáo dục. Khi đã xác định như vậy thì việc quản lý là hết sức cần thiết. Với lượng vốn ODA hàng năm chiếm từ 5-7% ngân sách dành cho giáo dục do nhiều nhà tài trợ cùng tài trợ cho giáo dục với những mục tiêu khác nhau và với cơ chế quản lý của các nhà tài trợ khác nhau.

 

Việc thành lập Tổ quản lý thuộc Bộ GD-ĐT thể hiện sự quan tâm đến nguồn vốn ODA của Bộ. Đây là hoạt động để đảm bảo thực hiện hiệu quả cam kết giữa các nhà tài trợ: Tăng cường tính hiệu quả nguồn vốn ODA; tăng cường tính làm chủ của bên tiếp nhận; Hài hòa hóa các thủ tục…

 

Nói như vậy thì những hoạt động từ việc đầu tư, tiếp nhận và sử dụng ODA của Bộ GD-ĐT cho các mục tiêu giáo dục trước đây là không hiệu quả?

 

- Có thể nói, trước đây công tác quản lý nguồn lực bị chia cắt. Có những dự án khâu quản lý thuộc địa phương, có dự án do trường ĐH quản lý, có dự án do Vụ ĐH hoặc Vụ Kế hoạch Tài chính hoặc Vụ Hợp tác quốc tế…quản lý dẫn đến thiếu tính hệ thống. 

Do chưa có đầu mối, chưa có chức năng đầy đủ để thực hiện các hoạt động thuộc về khâu tổ chức như: huy động nguồn tài trợ, tổ chức chuẩn bị xây dựng các dự án, các chương trình hoạt động; chưa có sự điều phối việc giám sát kế hoạch thực hiện các dự án; tổng hợp phân tích, đề xuất các chính sách và cơ chế quản lý nguồn vốn vay ODA theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. 

Nghĩa là do khâu quản lý chia cắt nên việc sử dụng vốn vay cho các mục tiêu nâng chất lượng giáo dục thời gian qua không đạt hiệu quả?   

 

- Tôi không cho rằng không đạt hiệu quả. Mà khâu quản lý bị chia cắt việc dẫn đến tổng hợp các thông tin, dữ liệu hoạt động của các dự án báo cáo không đồng bộ đã không hỗ trợ cho lãnh đạo Bộ GD-ĐT kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, việc thành lập Tổ quản lý ODA với mục tiêu cụ thể sẽ đạt hiệu quả cao hơn về khâu quản lý.

 

Cá nhân tôi cho rằng, chất lượng các văn kiện dự án gồm báo cáo khả thi và tiền khả thi chưa cao ở nhiều mặt. Cụ thể, có những hoạt động được xây dựng chưa sát với mục tiêu; Có những sự trùng lặp giữa các dự án với nhau: dự án này có hệ thống thông tin nhưng dự án khác cũng có hệ thống thông tin… 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Sử dụng vốn ODA trùng lặp, lãng phí trước đây xảy ra nhiều ”

 

Để các dự án ODA hoạt động không chồng chéo, tránh lãng phí Bộ GD-ĐT đã quyết định thành lập Tổ quản lý ODA – chính điều này cũng thể hiện sự tiến bộ dần của Bộ. Có thể nói phần trùng lặp của các dự án xảy ra trước đây nhiều hơn, giờ thì ngày càng ít đi do “người phụ trách – là lãnh đạo Bộ” quản lý nhiều dự án của một bậc học nên có thể nhìn thấy được tất cả để điều tiết.

 

Cụ thể: nhiều học phần về CNTT của các dự án đã được điều chỉnh. Có dự án điều chỉnh mục đích của CNTT…tránh tình trạng các dự án nào cũng trang bị máy tính cho các trường, các phòng hoặc các Sở GD-ĐT. Mới đây, chúng tôi đã phải điều chỉnh lại mục tiêu của một số dự án để không trùng lặp.

Để khâu quản lý đạt hiệu quả thì phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục thống nhất phục vụ cho dự án. Trong khi đó, hệ thống này hiện chưa có, thậm chí còn manh mún…đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chiến lược chính sách. 

Ông có thể dẫn một vài ví dụ?

 

- Đến nay, đã có 3 dự án kết thúc nhưng vẫn chưa giải ngân hết ngân sách gồm: dự án Giáo dục tiểu học – đây là dự án ODA đầu tiên cho giáo dục hoạt động trong vòng 10 năm đến khi kết thúc mới giải ngân được 97% tổng kinh phí (khoảng 77 triệu USD); Dự án giáo dục ĐH 1 tiêu được khoảng 83% và Dự án phát triển Giáo viên tiểu học giải ngân được trên 80%.

 

Việc không giải ngân hết cũng có những bất cập: Dự án phát triển Giáo viên Tiểu hoc phải gửi giáo viên đi đào tạo nước ngoài nhưng không tuyển được do bị hạn chế bởi ngoại ngữ dẫn đến một khoản kinh phí lớn bị tồn đọng…

 

Với những dự án “về đích” mà không tiêu hết tiền, không thực hiện được các mục tiêu đề ra thì các ông giải thích thế nào với các nhà tài trợ để không ảnh hưởng đến lần sau?

 

- Trong quá trình thực hiện các dự án, các nhà tài trợ đều biết những lý do vì sao không giải ngân hết nguồn vốn ODA cả về nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan thì phải xem xét từ khâu thực tế nào…

 

Tuy việc giải ngân ở một số dự án còn chậm, nhưng việc triển khai các dự án ODA trong giáo dục chưa có rào cản nào. Việc sử dụng nguồn vốn ODA trong giáo dục hầu như chưa có lỗi hay sai sót nào!?

 

- Cảm ơn ông! 

  • Tùng Linh (thực hiện) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;