221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1158339
Không nên xé lẻ chuẩn trẻ 5 tuổi
1
Article
null
Không nên xé lẻ chuẩn trẻ 5 tuổi
,

 – Từng được mời tham gia phản biện dự thảo “Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi”, PGS.TS Nguyễn Công Khanh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, phải sắp xếp lại cấu trúc, sắp xếp lại trọng số, đặc biệt là các chỉ báo. Nhiều chỉ số quá “cứng” sẽ tiện cho đo đếm nhưng dễ khiến dư luận hoang mang. (xem dự thảo tại đây)

 

 

PGS.TS Nguyễn Công Khanh:  "Định lượng quá sẽ dẫn đến tranh cãi không có hồi kết"
- Thưa ông, nhiều ý kiến băn khoăn rằng các chỉ số của bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi mà Bộ GD-ĐT đang trưng cầu ý kiến là thiếu cơ sở thực tế và chưa khoa học. Ông có nhận xét gì?

 

Tôi cho rằng, việc xây dựng “chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” của Bộ GD-ĐT là cần thiết.

 

Tuy nhiên, nên gọi là tiêu chí thì chính xác hơn. Toàn bộ các tiêu chí sẽ tạo ra “bộ chuẩn” chứ không nên gọi từng chuẩn một.

 

Bởi, quy định từng chuẩn sẽ có quan niệm "nếu không đạt 1 trong 29 chuẩn quy định thì có nghĩa con tôi không đạt chuẩn", dẫn đến lo lắng.

 

Và thay cho cách gọi chỉ số bằng các chỉ báo vì chỉ báo nói đến khả năng định tính, tiện quan sát, đánh giá.

 

Việc xây dựng bộ chuẩn phải dựa trên quan điểm “đứa trẻ là ai”, mỗi đứa trẻ là một thực thể duy nhất, đang vận động và đang phát triển từng ngày, từng giờ. Có những mốc nhất định để có căn cứ thăm dò và đánh giá.

 

Mỗi đứa trẻ phát triển theo những thiên hướng khác nhau, bé này phát triển khá nhanh về lĩnh vực ngôn ngữ, bé kia chậm hơn. Bé này phát triển khá tốt về lĩnh vực vận động, bé khác lại chậm. Nhưng điều này là bình thường. 

 

- Trong dự thảo có rất nhiều chỉ số định lượng như: “đi giật lùi 5m theo đường thẳng”, “nhận biết được là trai hay gái”…Nên điều chỉnh như nào để không gây áp lực cho trẻ mà vẫn đánh giá được?  

 

Những chỉ số trong dự thảo chuẩn đưa ra nên hiểu là những chỉ báo để có căn cứ đánh giá.

 

Tôi cho là bộ chuẩn này khá công phu, có sơ sở khoa học. Chỉ có điều, cách viết các tiêu chí “cứng” dễ gây hiểu lầm gây tranh cãi.

 

 Giảm định lượng

 

- Ông có thể ví dụ?

 

Tiêu chuẩn “buộc trẻ phải đi lùi được 5m" nên viết  “trẻ có khả năng đi lùi theo đường thẳng” sẽ hợp lý hơn. Định lượng quá sẽ dẫn đến tranh cãi không có hồi kết về cơ sở đâu để xác định là 5m mà không phải ít hơn?

 

Nếu con tôi chỉ đi lùi được 4m thì sao? Nên viết định tính bằng từ “có thể” có nghĩa là đứa trẻ này làm được, nhưng đứa trẻ kia không làm được, cũng không sao. Vì đây không phải là cuộc thi thể thao để bấm chính xác từng giây mà là quan sát để chứng minh “hành vi” đó có tồn tại hay không.

 

Không nên quy định cứng Ném và bắt được bóng đường kính 15cm bằng hai tay” vì trẻ có thể ném bóng to hoặc nhỏ thì chỉ cần yêu cầu “Ném và bắt bóng bằng hai tay” là được…

 

Hoặc, hầu hết trẻ 3 tuổi đều có thể phân biệt đâu là con trai, đâu là con gái. Không nên đưa vào chuẩn quy định “trẻ có thể phân biệt trai - gái”, nếu có thì yêu cầu nhẹ hơn “có khả năng phân biệt được giới tính và ứng xử phù hợp với giới tính”. Ứng xử phù hợp là: con gái mặc váy, con trai mặc quần đùi

 

Không nên đưa các tiêu chí quá cụ thể như “không chửi bậy” vì đặc điểm của trẻ là tập nhiễm, bắt chước. Người lớn có ai chưa khi nào nói bậy nên việc đưa vào là không phù hợp.

 

Cách viết các chỉ số định tính hơn, bớt định lượng mà không thể chứng minh được thì dễ áp dụng.

 

Nên quy định định tính để giáo viên và phụ huynh cảm nhận, không cần phải đo mấy mét, mấy giây… Tuy nhiên, để cảm nhận, các ông bố, bà mẹ và các giáo viên cần có con mắt quan sát, cảm nhận để đánh giá. Ảnh: Ngọc Lê

 

Phải tìm được tiêu chí "đắt"

 

- Thưa ông, để chuẩn có tác dụng và gắn với thực tế cần điều chỉnh thế nào?

 

Cách xây dựng chuẩn là phải xác định rất rõ các lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực thì phải tìm được tiêu chí thật "đắt".

 

Về cơ bản, dự thảo đã đưa ra các mong muốn cần đạt nhưng phải sắp xếp lại.

 

Ở một số nước như Mỹ, Campuchia, Thái Lan, Singapore…các tiêu chí của chuẩn cũng viết định lượng như dự thảo nên cũng bị phê phán. Bởi, có lập luận nếu nói “chạy một khoảng ngắn” không đo được, cho nên họ tìm cách lượng hóa. Càng lượng hóa thì càng mắc sai lầm.

 

Nên quy định định tính để giáo viên và phụ huynh cảm nhận, không cần phải đo mấy mét, mấy giây… Tuy nhiên, để cảm nhận, các ông bố, bà mẹ và các giáo viên cần có con mắt quan sát, cảm nhận để đánh giá.

 

Tách lĩnh vực 4 “phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học” ra làm 2 lĩnh vực riêng: Phát triển nhận thức và Lĩnh vực sẵn sàng đi học. Vì lĩnh vực "sẵn sàng đi học” thể hiện tổng hợp cả 4 lĩnh vực kia chứ không nên gộp “nhận thức với sẵn sàng đi học”.

 

Tăng phản biện?

 

- Qúa nhiều chỉ số để đánh giá liệu có gây áp lực cho giáo viên?

 

Những bộ chuẩn của nước ngoài còn nhiều tiêu chí hơn, thậm chí chi tiết hơn. Chỉ có điều, từ trước đến nay, giáo viên mầm non của mình chưa đánh giá theo các tiêu chí chi tiết nên sẽ có kêu ca, nhưng dần áp dụng sẽ quen.

 

Lẽ ra, trước khi đưa dự thảo lấy ý kiến, Bộ GD-ĐT phải có một loạt các bài viết về cách tiếp cận thực tế, có phân tích thì sẽ thuyết phục hơn.  

 

- Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi tiếp cận chuẩn. Ông có tư vấn gì với họ?

 

Việc đầu tiên, phụ huynh cần hiểu:  xác định các tiêu chí để đánh giá và cụ thể hóa thành những biểu hiện có thể quan sát là cần thiết. Thứ hai, giáo viên đánh giá, nhận xét trẻ là bình thường.

 

Khi trẻ không đạt một chỉ báo hay một tiêu chí nào đó thì cũng hoàn toàn bình thường. Lý do đơn giản, không phải mọi trẻ em đều phải đạt tất cả 29 tiêu chí và 125 chỉ số đó.

 

Có lưu ý để người lớn giúp trẻ vận động nhiều hơn để trẻ không sợ độ cao, trẻ giữ thăng bằng, khả năng tự ứng xử…giúp tăng tính độc lập của trẻ.

 

Như vậy, Chuẩn là định hướng để người lớn hướng đến, mong muốn đạt được.

 

- Với đề xuất viết lại, cấu trúc lại chuẩn để sát với thực tế hơn, theo ông cần có cách làm thế nào?

 

Nên mời các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực tham gia phản biện. Đồng thời, viết lại một số các chỉ báo như đã nói phân tích ở trên.

 

Ví dụ, thay vì chỉ số “Nói được ngày trên lốc lịch và giờ chẵn” thì chỉ cần nói “Có khả năng nhận thức về thời gian”“có thể phân biệt các buổi trong ngày”, “có thể gọi tên các ngày trong tuần” nhưng không nhất thiết phải theo thứ tự…

 

Hoặc “ngày trên lốc lịch” có đến ngày 30 nhưng trẻ 5 tuổi chưa học đến số 30 nên chỉ cần nói “có thể”. “Phát âm đúng phiên âm các chữ cái tiếng Việt” thì rất nhiều trẻ có thể chưa đạt. Tiêu chí đánh giá khả năng sáng tạo nên có nhiều chỉ số hơn.

 

- Cảm ơn ông!

 

  • Kiều Oanh (thực hiện)
    Ý kiến của quý vị đóng góp cho dự thảo:

Đổi 1.000 VNĐ lấy 1.000 USD tại đây

Click - Rinh dế 2 sim 2 sóng

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>