221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1273497
Du học sinh kêu và lo...nhiều quá
1
Article
null
Du học sinh kêu và lo...nhiều quá
,

- Để tìm hiểu về suy nghĩ, tư tưởng của du học sinh Việt Nam khi trở về nước, chúng tôi đã gặp chị Trần Thị Tô Thanh, Chủ tịch Hội cựu du học sinh Úc tại Việt Nam (VGAC) - hội du học sinh hiện có số lượng thành viên đông nhất Việt Nam - tìm câu trả lời.

Tại sao lại tự từ bỏ cơ hội?

Mô tả ảnh.
Trần Thị Tô Thanh
Hiện nay có nhiều du học sinh Việt Nam cho rằng trở về nước sẽ không giúp họ phát huy hết khả năng của mình. Vậy trong câu lạc bộ cựu du học sinh Úc (VGAC) của các chị có xảy ra tình trạng này không? Và các bạn đó đã giải quyết vấn đề như thế nào?


Chị Trần Thị Tô Thanh: Tôi có cảm giác chung là có nhiều du học sinh khi chuẩn bị về Việt Nam thường có định kiến rằng Việt Nam là nơi khó cho họ đi về. Nhưng thực tế không phải như vậy. Bản thân tôi đã trở về Việt Nam được gần 5 năm, thậm chí có những bạn còn lâu hơn thế. Và chúng tôi vẫn luôn thấy vui vẻ, hài lòng với những gì đang diễn ra.

Có thể cũng có những câu chuyện không hài lòng, hoặc có hoàn cảnh mà cá nhân không phát huy được hết. Nhưng tôi nghĩ, đó chỉ là những câu chuyện riêng lẻ, hoặc tùy thuộc vào ngành nghề. Ví dụ, môi trường trong các viên nghiên cứu thì tôi sẽ đánh giá khác so với môi trường kinh doanh mà tôi đang làm.
Mô tả ảnh.
Ảnh: BV.


Mới đây, 1 công ty về nhân sự tên là SHD do chính 1 cựu du học sinh của Úc thành lập đã thực hiện một khảo sát với gần 350 người là cựu du học sinh. Về cơ bản, số lượng du học sinh muốn ở lại nơi mình học tập nhiều hơn là về nước. Lý do thường là trở về thì sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc hội nhập văn hóa việc làm, văn hóa công ty, môi trường làm việc ở Việt Nam…Một băn khoăn nữa là mức lương và thu nhập ở nước ta.

Nhưng tôi nghĩ, khảo sát này chỉ mới phản ánh tiếng nói của những đối tượng hẹp như các bạn đang chuẩn bị về nước, hoặc mới về nước.

Bởi lẽ, bên cạnh đó, còn rất nhiều những người đã trở về và thành công trên chính quê hương mình. Tôi được biết, du học sinh Úc sau khi trở về Việt Nam đã và đang tham gia rất nhiều ngành nghề, và giữ các vị trí quan trọng.
Người làm thương nhân thành đạt như Tiến sỹ Lý Qúy Chung, một trong những người đi đầu trong việc sử dụng mô hình chuyển nhượng quyền kinh doanh, ví dụ: thương hiệu Phở 24.
Hay những người khác ít nổi tiếng hơn nhưng họ vẫn đang phát huy hết khả năng bản thân và có nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu như trường hợp của anh Trần Thanh Bé. Sau khi về nước, anh đã cùng các đồng nghiệp nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL. Họ chính là cầu nối giữa Việt Nam với công nghệ mới, phương pháp làm việc mới ở nơi đã từng học.

Tuy nhiên, tiếng nói của họ thì có vẻ như không nhiều như những tiếng nói của các du học sinh đang chuẩn bị về hoặc mới về. Thế nên, nhiều khi các định kiến khi trở về nước vẫn chưa được xóa bỏ.

Vậy kinh nghiệm của bản thân chị thế nào?

Chị Trần Thị Tô Thanh: 5 năm qua, tôi đã làm việc ở Việt Nam. Càng ngày, tôi càng cảm thấy thích.
Đất nước chúng ta đang ở thời điểm bùng nổ kinh tế mạnh mẽ. Đó chính là cơ hội cho các bạn trẻ được phát triển, đào tạo những kỹ năng mới có tính chất toàn cầu.
Không phải ai cũng có được cơ hội được trưởng thành và phát triển như vậy. Tại sao chúng ta lại từ bỏ những cơ hội như thế?

Trong thời gian qua, tôi cũng có nhiều cơ hội được đi học cao hơn ở nước khác nữa. Nhưng tôi đánh giá lại cơ hội cho tôi làm việc và phát triển sự nghiệp ở Việt Nam vẫn rất tốt.
Cũng như tôi, nhiều người khác cũng đã tìm được cơ hội và phát huy tốt cơ hội đó.

Tôi chỉ muốn chia sẻ cũng như kinh nghiệm của bản thân và nhiều người khác mà tôi đã thấy. Đó là: các bạn hãy nhìn nhận cơ hội một cách toàn diện nhất.
Tôi biết rằng, có những câu chuyện cá nhân, những con đường đi ở mỗi ngành nghề khác nhau…Nhưng tôi muốn thấy một thái độ sống tích cực ở các bạn.
Thay vì ngồi lo ngại xem mình có hòa nhập được với văn hóa này hay không thì chính bạn hãy tạo ra một văn hóa mới trong doanh nghiệp của mình, cách sống mới thái độ mới, cách làm việc mới, đóng góp trách nhiệm của mình với cộng đồng. Bởi lẽ, văn hóa doanh nghiệp được xây dựng nên từ những cá nhân.

Làm sao để phát triển cá nhân?

Tìm được mẫu số chung cho các vấn đề của du học sinh là rất khó. Vậy chị có thể chia sẻ một số suy nghĩ về vấn đề này như thế nào?

Chị Trần Thị Tô Thanh: Tôi biết rằng, những suy nghĩ, tư tưởng, và khó khăn mà các du học sinh Việt Nam gặp phải rất khác nhau.
Nhưng theo tôi, thời điểm tốt nghiệp quyết định các bạn về hay về là rất quan trọng.
Nếu bảo các bạn hãy về vì đất nước cần thì mang giáo điều quá. Nhưng các bạn hãy đánh giá được cái được cái mất. Chỉ cần bạn quyết định ở nơi nào có thể phát triển tốt nhất cho bản thân mình thì khi đó bạn mới đóng góp được cho cộng đồng. Bởi lẽ, cơ hội dành cho cá nhân rất quan trọng. Cá nhân phát triển tốt và cộng đồng phát triển tốt.

Tôi thực sự ấn tượng phong cách làm việc của người dân Australia, thái độ tích cực và cách giải quyết công việc. Tôi làm việc cùng với 4 cựu du học sinh Australia khác tại chỗ làm, mọi người đều làm việc thực sự hiệu quả, và có hoạt động nhóm tích cực, hoàn thành công việc ấn tượng.

Còn việc cá nhân làm sao để phát triển tốt nhất thì cần nhận định đúng đắn và đầy đủ nhất về cơ hội ở Việt Nam và nước ngoài.
Khi ở nước ngoài có thể bạn sẽ nhìn nhân cơ hội ở nước đó một cách cận kề hơn, rõ ràng hơn.
Còn ở Việt Nam có thể bạn chưa có thông tin đầy đủ, hoặc chỉ nghe một số lời truyền bảo nhau, nhận định không toàn diện.
Hiện nay, những người đi học ở Úc thiết lập một mạng lưới để kết nối và trao đổi cơ hội trong nghề nghiệp, cuộc sống.

Đây không chỉ đơn thuần là hội bạn cũ, cùng lớp cùng trường. Với lợi thế hơn 5.000 thành viên, là hội du học sinh lớn nhất ở Việt Nam, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Úc.

Vào sân vườn của đại sứ quán Úc để...đánh tennis

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều hội, nhiều diễn đàn chuyên biệt về từng sở thích, thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Vậy, việc tập hợp hội cựu học sinh Úc có gặp khó khăn khi kết nối thành viên?

Chị Trần Thị Tô Thanh: Khi mà càng có nhiều hội nhiều diễn đàn thì chúng tôi càng phải cố gắng tổ chức những hoạt động có ý nghĩa về nghề nghiệp, xã hội.
Chẳng hạn về nghề nghiệp, chúng tôi tổ chức hội thảo có tính chất là mối quan tâm hàng đầu như xây dựng thương hiệu, phương pháo đầu tư chứng khoán, hay cách thức giảm căng thẳng khi làm việc,v.v...

Ngoài ra, chúng tôi còn phối hợp với các khách mời người Úc chia sẻ một số kinh nghiệp hay phương pháp về cách khuyến khích con bạn chăm đọc sách, học tốt tiếng Anh…Đây đều là vấn đề mà nhiều hội viên quan tâm. Bên cạnh đó, là cơ hội gặp lại bạn cũ, hàn huyên. Đây cũng là một cách "học suốt đời" trong chính cuộc sống hàng ngày chứ không phải chỉ ở trường lớp.

Gần nhất, vào tháng 5 tới, chúng tôi sẽ tổ chức giải đấu tennis cho các thành viên ngay trong sân vườn sứ quán.

Hiện tại VGAC là hội cựu du học sinh đông nhất ở Việt Nam. Sắp tới, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng tham gia là những bạn đã tham gia các khóa học của Úc tại Việt Nam hay những người không mang quốc tịch ở Việt Nam những đã tốt nghiệp các trường của Úc và bây giờ đang sống và làm việc ở Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho hội thêm vững, tiếng nói phong phú và cái nhìn mới toàn diện, đa chiều hơn.
Xin cảm ơn chị!

Đại sứ Úc Allaster Cox: Hội cựu du học sinh Australia tại Việt Nam (VGAC) hoạt động chính tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế. Dưới VGAC còn có hội cựu du học sinh của từng trường, bang, hoặc các cựu sinh viên từng nhận học bổng của chính phủ Australia.

Nhiều người cho rằng một số du học sinh trở về làm việc thường tỏ ra “cứng đầu” khi làm việc? Ông có nghĩ như vậy không?

Đại sứ Allaster Cox: Tôi không nghĩ các bạn cứng đầu, tôi nghĩ các bạn có tư duy độc lập hơn, biết bảo vệ chính kiến. Tôi cho rằng, về bản chất của con người Việt Nam đã là như vậy, độc lập, biết bảo vệ chính kiến của mình, và thời gian mà bạn học và sống tại Australia giúp bạn tự tin hơn khi giữ chính kiến.

Mọi người luôn cho rằng văn hóa Việt là văn hóa Khổng giáo, người trẻ sẽ nghe theo lời khuyên của người lớn tuổi hơn.

Nhưng tôi nghĩ, văn hóa Việt không đơn giản như vậy. Khi đã quyết tâm làm gì, các bạn sẽ làm cho đến cùng. Vì thế, người quản lý không chỉ bảo nhân viên của mình làm này làm kia, mà nên bảo họ lý do học tại sao học nên làm thế.

Cảm ơn ông!

  • Sinh Phạm (Thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,