221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1287135
Nhận diện những "xưởng" phát bằng của nước ngoài
1
Article
null
Nhận diện những 'xưởng' phát bằng của nước ngoài
,

- Vụ việc trường ĐH Nam Thái Bình Dương cấp bằng tiến sĩ cho một quan chức tỉnh Phú Thọ cho thấy: rất nhiều người không có hiểu biết đúng về giáo dục Mỹ. Cách thức cấp bằng của trường này có dấu hiệu trường đã không được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định được công nhận ở Mỹ.

Ai kiểm định các trường ở Mỹ?

Ở Mỹ có hai cơ quan công nhận (accrediting agencies) các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục liên bang (USDE) Hội đồng kiểm định GD đại học Hoa Kỳ (CHEA), trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Như vậy, hai cơ quan này không trực tiếp kiểm định các trường mà các trường kiểm định thông qua các tổ chức kiểm định.

Uy tín nhất là 8 tổ chức kiểm định ở sáu vùng địa lý như vùng đông bắc, vùng phía nam, vùng phía tây; rồi đến 11 tổ chức cấp quốc gia như HĐ kiểm định giáo dục và đào tạo từ xa, HĐ kiểm định các trường cao đẳng và trung học dạy nghề; và 66 tổ chức chuyên môn nghề nghiệp như: HĐ kiểm định về điều dưỡng đại học, HĐ kiểm định về đào tạo giáo viên, Ủy ban Kiểm định nha khoa Hoa Kỳ.

Không có sự xếp hạng chính thống các trường ĐH, CĐ trong nước Mỹ. Có khá nhiều tạp chí và ấn phẩm làm việc này. Mỗi cơ quan này sử dụng bộ tiêu chuẩn riêng của họ để đánh giá. Tuy nhiên, sự xếp hạng của The U.S. News & World Report được thừa nhận ở Mỹ, có thể vào trang web: http://colleges.usnews.rankingsandreviews.com/best-colleges.

Các tổ chức này được hoặc USDE, CHEA hay cả hai cơ quan này đồng công nhận. Cấp tiểu bang không ủy quyền hay cấp phép cho các tổ chức kiểm định.

Theo các nhà giáo dục Mỹ, cần phân biệt giữa các trường được kiểm định (accredited universities) và các lò sản xuất bằng cấp (degree/diploma mills). (Tham khảo tại trang web của Hội đồng kiểm định quốc gia Hoa Kỳ: http://www.chea.org/degreemills/frmPaper.htm )

Các lò sản xuất bằng cấp này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hệ thống đại học Mỹ. Các nhà giáo dục Mỹ cũng cảnh báo về các lò kiểm định "ma" (accreditation mills), không được thừa nhận.

Tính đến thời điểm này, cả hai cơ quan đều có cơ sở dữ liệu về các trường sau bậc trung học được kiểm định, với khoảng 7.700 trường và 18.700 chương trình đào tạo. Có những trường được cả hai cơ quan này công nhận. Muốn biết trường sau trung học nào được kiểm định, có thể vào trang web: http://www.ope.ed.gov/accreditation/ và trang http://www.chea.org/degreemills/ để tìm chi tiết về các trường quan tâm.

Đáng ngạc nhiên là khi tìm tên trường ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University hoặc South Pacific University) ở hai trang web chính thống của Mỹ trên thì đều không thấy có tên.

Mô tả ảnh.
Trang web của ĐH Southern Pacific University không địa chỉ cụ thể.

Nhận diện "lò" phát bằng rởm

Tại trang web của CHEA (http://www.chea.org) đã nêu rõ cách thức nhận diện những cơ sở giáo dục không được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định có uy tín của Hoa Kỳ:

"Lò sản xuất bằng và lò kiểm định ma là lừa đảo và có hại. Ở Hoa Kỳ, bằng cấp và chứng chỉ có thể không được công nhận bởi các trường khi HS muốn học chuyển tiếp. Các nhà tuyển dụng không công nhận chứng chỉ hay bằng cấp từ các lò sản xuất bằng khi muốn hỗ trợ kinh phí để học tiếp. Sự kiểm định từ các lò kiểm định ma lừa HS và công chúng về chất lượng của trường. HS có thể mất rất nhiều tiền mà không được học hay nhận bằng cấp vô giá trị tại các cơ sở như vậy".

Mỹ không có cơ quan trung ương chứng nhận các cơ sở giáo dục. Chỉ có các cơ quan phi chính phủ tổ chức việc kiểm định các trường. Để biết thông tin về trường nào ở Mỹ được kiểm định có thể vào trang web:

http://www.ope.ed.gov/accreditation

http://www.chea.org

Trang web này có 5 phần: phần thứ nhất là đường dẫn tới các cơ sở giáo dục hay chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chính thức của Mỹ, phần thứ hai là tài liệu và cách thức kiểm định, làm thế nào tìm ra các lò kiểm định ma. Phần thứ ba giúp nhận diện "lò phát bằng rởm". Phần thứ tư là thông tin của từng bang về tổ chức giáo dục và chương trình đào tạo được cho phép tại mỗi bang. Một số bang cũng cung cấp thông tin về các cơ sở được coi là lò sản xuất bằng. Phần thứ năm có danh bạ của các cơ sở đào tạo ĐH quốc tế.

Bằng cấp "ma" có nhiều hình thức. Một vài lò bán bằng giả của các trường có uy tín. Nơi khác thì chào mời cấp bằng trong một thời gian ngắn, tối đa vài ngày. Loại khác thì cấp bằng dựa vào kinh nghiệm cuộc sống của thí sinh. Một số có thể yêu cầu bạn nộp báo cáo hoặc bài tập nhưng vẫn cung cấp bằng trong một thời gian ngắn. Nếu có một quảng cáo rằng SV có thể lấy được bằng trong một thời gian ít hơn thông thường của một trường uy tín thì chắc chắn đó là dấu hiệu lò sản xuất bằng.

Lò cấp bằng đã xuất hiện ở Mỹ từ cuối thế kỷ 19, khi giá trị của bằng cấp tăng đáng kể. Điều đó đã làm xuất hiện thị trường bằng cấp. Tài liệu đầu tiên có ghi về các lò cấp bằng giả xuất là vào năm 1876, được John Eaton, Hội đồng giáo dục Hoa Kỳ gọi là "nỗi hổ thẹn" của nước Mỹ.

Mô tả ảnh.
Trang web của trường ĐH Nam Thái Bình Dương thật.

Ngày nay, sự phát triển của Internet đã làm các lò này càng nở rộ. Một người thiết kế trang web giỏi có thể nhanh chóng tạo ra trang chủ giống như một trường ĐH hợp pháp. Thường khó truy cứu được trách nhiệm cá nhân về tội lừa đảo, cho dù có tìm thấy địa điểm, vì chúng có thể có cách điều hành ngoài quyền phán xử của bang hay luật pháp nước Mỹ. Có thể thấy rằng những trường lừa đảo này tồn tại rất ngắn, chúng chỉ cần dựng lên, thu được một khoản tiền kha khá từ khách hàng rồi thay đổi tên.

  • Tú Uyên

Nhận diện các lò cấp bằng nhiều khi cũng rất khó. Một số cơ sở giả lại có cái tên gọi rất giống với cơ sở đào tạo uy tín. Tuy nhiên, có thể nhận biết bằng cách trả lời "đúng" cho các câu hỏi sau:

• Bằng cấp có thể mua được không?
• Có tuyên bố là được kiểm định nhưng không đưa ra bằng chứng về điều này?
• Có tuyên bố là được kiểm định từ một tổ chức kiểm định có nghi vấn

• Hoạt động mà không có quá trình cấp phép của bang hay liên bang hoặc chính quyền?
• Ít yêu cầu SV phải đến trường?
• Rất ít bài tập yêu cầu SV làm để nhận bằng?
• Nhận được bằng trong một thời gian rất ngắn?
• Bằng cấp được phát chỉ dựa hoàn toàn trên kinh nghiệm hay sơ yếu lí lịch?
• Có ít yêu cầu cho tốt nghiệp?
• Có mức thu phí cao ngất ngưởng so với một trường ĐH bình thường?
• Hoặc có mức phí rất thấp so với cái giá đào tạo đích thực của một ĐH bình thường?
• Cơ sở không đưa ra bất cứ thông tin nào về khu đại học hay địa điểm trường, hoặc một địa chỉ nào đó, chỉ có hòm thư bưu điện?
• Cơ sở đó không đưa danh sách của giảng viên và bằng cấp của họ?
• Cơ sở có cái tên gần giống với các trường nổi tiếng?
• Cơ sở đó tuyên bố điều gì đó nhưng không đưa ra bằng chứng?



,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,