221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1298792
Ngô Bảo Châu: "Thú thực là tôi hơi lo"
1
Article
null
Ngô Bảo Châu: 'Thú thực là tôi hơi lo'
,

 - GS Ngô Bảo Châu nói giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết nên anh hơi lo. Trong khoảng thời gian hạn hẹp về Việt Nam trước khi sang Ấn Độ trình bày báo cáo tại Đại hội Toán học thế giới, anh đã dành cho VietNamNet cuộc phỏng vấn. "Nhẹ nhàng và đừng lên gân nhé"- anh mào đầu.

 

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

"Giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết"

Giải thưởng Fields có quan trọng với anh không? Tại sao?
Đối với tôi, giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết. Nếu thành sự thật, nó sẽ là một niềm tự hào chính đáng không chỉ của riêng cá nhân tôi, mà cả các bạn trẻ Việt Nam dấn thân vào con đường khoa học.

Riêng với tôi, có thể nó sẽ đem đến một trách nhiệm rất lớn. Cho nên, xin thú thực là tôi hơi lo.

Thầy giáo cũ của anh, người anh tặng lại cuốn sách ghi chép các bài toán hay do anh sưu tầm có nói: "Những học trò như Ngô Đắc Tuấn, Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Lê Hùng Việt Bảo...là những người dù gặp môi trường giáo dục nào thì vẫn bộc lộ những tư chất khác thường. Theo anh, yếu tố cá nhân như khả năng thiên bẩm, trời phú quyết định hay môi trường giáo dục quyết định?

Theo tôi, cả hai yếu tố kể trên đều cần cả.

Mô tả ảnh.
GS Ngô Bảo Châu: "Tương lai của khoa học Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc trong thời điểm hiện tại, chúng ta có tổ chức được các nhóm nghiên cứu trẻ, có sức sống, tiếp cận với mạch lớn của khoa học hiện đại hay không" (Ảnh: Từ Lương).

Làm thế nào để giữ "con mắt trong sáng của trẻ con" mãi mãi đối với Toán học?
Không giữ được "con mắt trong sáng của trẻ con", bạn chỉ có thể đóng vai trò của một chuyên gia, của một người thợ khoa học, dù rằng, các vai trò này cũng rất cần thiết cho sự vận động của khoa học. Khoa học không phải là một trò chơi.

Theo tôi, "con mắt trong sáng của trẻ con" cần cho mọi hoạt động sáng tạo. Muốn giữ gìn cái gì, trước hết, ta phải có ý thức về nó.

Anh có thấy sự khác biệt trong chính mình trước và sau những thành công trong Toán học? Điều gì không thú vị khi nổi tiếng trên con đường Toán học?

Tôi thì không thấy có gì khác biệt. Có thể người khác lại không nghĩ như thế.

Có nhiều người để ý đến mình có thú vị thật. Nhưng nó mang đến nhiều sự gò bó. Cách duy nhất để làm khoa học tốt, là toàn tâm toàn ý cho khoa học.

Thế nhưng bây giờ, vì nổi tiếng hơn trước mà tôi cảm thấy có thêm nghĩa vụ trò chuyện với nhà báo dễ mến của VietNamNet (cười).

Hy vọng tổ chức một số nhóm nghiên cứuAnh sẽ làm những việc cụ thể nào cho ngành Toán tại Việt Nam?
Bên cạnh những việc tôi vẫn đang làm như tham gia vào việc đào tạo, định hướng cho sinh viên toán, tôi hy vọng trong thời gian tới, có thể tổ chức một số nhóm nghiên cứu.

Theo tôi, tương lai của khoa học Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc trong thời điểm hiện tại, chúng ta có tổ chức được các nhóm nghiên cứu trẻ, có sức sống, tiếp cận với mạch lớn của khoa học hiện đại hay không.

NBC4.jpg
Trong chuyến thăm thân mật gia đình GS.Ngô Bảo Châu tại nhà riêng vào chiều 8/8, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS. Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt Chính phủ và Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước ngỏ lời muốn mời GS.Ngô Bảo Châu đảm nhiệm trọng trách là Viện trưởng hoặc Viện trưởng danh dự của Viện nghiên cứu & đào tạo cấp cao về Toán. Ảnh: Từ Lương.


Ngoài ra, tôi hy vọng, tiếng nói của mình sẽ làm công chúng hiểu đúng hơn về vai trò của toán học nói riêng và của khoa học cơ bản nói chung.

Cung cách tổ chức nghiên cứu khoa học cũng như vai trò của nó trong giảng dạy đại học còn vô số bất cập.

Tôi hy vọng, tiếng nói của những nhà khoa học thực sự có tâm huyết với khoa học, sẽ được lắng nghe nhiều hơn.
Để có một nền tảng tốt về nghiên cứu Toán, theo anh, phải đào tạo học sinh từ lớp mấy và có nên đào tạo kiểu mô hình chuyên Toán không?
Ngành giáo dục của một nước có cả nhiệm vụ nâng cao dân trí chung lẫn nhiệm vụ chuẩn bị một bộ phận ưu tú cho tương lai.

 
Ươm trồng một lớp người ưu tú gắn liền với sự sống còn của đất nước. Bên cạnh đó, vai trò của những người làm cha mẹ là tránh cho con mình trở thành một thứ gà chọi thuần tuý, chịu sự điều khiển của người khác 
Ngô Bảo Châu

Trên nguyên tắc, tôi không thấy có gì sai trong mô hình trường chuyên lớp chọn. Nhiều người cho rằng, mô hình chuyên toán là một cách nuôi gà chọi.

Ý kiến này không sai. Nhưng cần hiểu thêm rằng, ươm trồng một lớp người ưu tú gắn liền với sự sống còn của đất nước. Bên cạnh đó, vai trò của những người làm cha mẹ là tránh cho con mình trở thành một thứ gà chọi thuần tuý, chịu sự điều khiển của người khác.

Cụ thể, cách dạy lớp chuyên như hiện nay thì còn nhiều chuyện đáng bàn lắm. Nói chung, toàn bộ cố gắng vẫn hướng về các cuộc thi học sinh giỏi mà không chú trọng đến việc định hướng học sinh đến với khoa học hiện đại.

Chúng ta cần học tập mô hình của cuộc thi Intel ở Mỹ dành cho học sinh cấp ba. Cuộc thi này không dựa trên việc giải bài tập trong một lượng thời gian hạn chế, mà vào đề tài nghiên cứu học sinh phổ thông có thể thưởng thức.

NBC2.jpg
Phó Thủ tướng tặng hoa cho PGS Trần Lưu Vân Hiền, mẹ Ngô Bảo Châu. Ảnh: Từ Lương.

Câu này không bắt buộc nhé: Anh có nói một chút về thiền làm em rất tò mò. Anh có thể chia sẻ một chút không?

Câu này sẽ trả lời vào lúc khác nhé.

Cảm ơn anh!

  • ơng Giang (Thực hiện) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,