221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1307221
Thí điểm tiếng Anh lớp 3:Chỉ có 28 GV đạt yêu cầu
1
Article
null
Thí điểm tiếng Anh lớp 3:Chỉ có 28 GV đạt yêu cầu
,

- Theo kế hoạch, năm học này, ngành giáo dục sẽ triển khai dạy tiếng Anh từ lớp 3 theo chương trình 10 năm, với khoảng 20% học sinh trên cả nước. Sự thật ra sao?

Hạ chuẩn giáo viên

Hiện có khoảng 88 trường tiểu học ở 18 tỉnh thành đang dạy thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học lớp 3. Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đây chưa phải là con số cuối cùng của danh sách tham gia. Bộ GD-ĐT vẫn đang chờ các trường xin rút lui khỏi cuộc thí điểm đầy thách thức này hay đăng ký thêm.

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ tiểu học cho biết: Sau khi kiểm tr trình độ của 148 GV tham gia thí điểm dạy tiếng Anh tiểu học lớp 3, chỉ có 28 GV đạt tiêu chuẩn (đạt 550 điểm TOEFL hay 6.0 IELTS). Có 88 GV đạt mức 400 điểm TOEFL hoặc IELTS tương đương.

Anh.jpg
Một giờ học tiếng Anh lớp 3. Ảnh: Bích Ngọc

 

Do đại đa số trình độ GV đạt ở mức 400 TOEFL nên Bộ đã quyết định tạm "hạ chuẩn", chấp nhận trình độ GV của địa phương nào đạt từ 400 điểm TOEFL trở lên thì mới được đăng ký tham gia thí điểm. Tất nhiên, những GV này vẫn cần phải bồi dưỡng thêm để đến cuối năm đạt mức 550 điểm TOEFL.

Sở dĩ yêu cầu cao như vậy đối với GV dạy tiếng Anh lớp 3 là bởi chương trình tiếng Anh thí điểm mới yêu cầu học sinh phải đạt trình độ quốc tế: sau khi học xong chương trình tiếng Anh tiểu học, HS phải đạt trình độ tiếng Anh tương cấp độ A1 của Khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ. Trên cơ sở cấp độ A1, trình độ tiếng Anh của HS được cụ thể hóa thành 3 mức: lớp 3 đạt cấp độ A1.1, lớp 4 (A1.2), lớp 5 (A1.3).

Số lượng từ vựng cần dạy học ở tiểu học khoảng từ 500- 700 từ. Ông Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục cho biết: Mục tiêu là giúp học sinh giao tiếp đơn giản một cách tự tin, tạo thành thói quen học tập từ nhỏ, trở thành công dân toàn cầu tương lai trong thời kỳ hội nhập. Tiếng Anh ở tiểu học đặc biệt chú trọng tới hai kỹ năng nghe và nói.

Ông Lê Tiến Thành nói: "Quyết định của Chính phủ nêu rõ rằng, nếu học nghiêm túc, hết THPT, HS có thể đi du học được. Chúng ta mong muốn như vậy để cải thiện được vị thế tiếng Anh của VN trong khu vực và trên thế giới. Cho nên, yêu cầu về GV là một yêu cầu rất nghiêm ngặt".

GV dạy tiếng Anh: Yêu cầu cao nhưng lương thì thấp

Một trong những bức xúc của các đại biểu tham gia hội nghị triển khai dạy thí điểm Chương trình tiếng Anh Tiểu học lớp 3 do Bộ GD&ĐT tổ chức vào ngày 11/9 là vấn đề chính sách đối với GV dạy bộ môn này. Một trưởng phòng giáo dục tiểu học cho biết: GV tiếng Anh phải dạy nhiều giờ nhưng lương thấp, hợp đồng ký vài tháng một nên không được đóng bảo hiểm, không có phụ cấp đứng lớp. Có những GV nhận mức lương dạy hợp đồng khoảng 1 triệu đồng/tháng.

Bà Trần Thị Ngọc Hoa, Phòng Giáo dục Ngô Quyền, Hải Phòng nhận xét: Phải thành thực nói rằng trình độ phát âm của GV tiếng Anh tiểu học "rất không ổn", một phần vì họ không được hợp đồng dài hạn hay biên chế nên tham vọng đối với nghề nghiệp của họ chỉ ở mức "cầm chừng". Hải Phòng cử 11 GV đi tập huấn, chỉ có 6 GV đạt yêu cầu, trong khi đó, số người được cử đi đã thuộc loại xuất sắc của quận, huyện.

Lộc Hoàng Lan, Trường tiểu học Nguyễn Du, Lào Cai là một giáo viên tiếng Anh có biên chế nhưng vẫn gặp thách thức khi phải tạo ra hứng thú cho HS trong việc học tiếng Anh. Việc dạy môn học này cần phải có phòng học tiếng cũng như băng, đĩa hình, tranh ảnh thì sẽ sinh động hơn. Tuy nhiên nhà trường hiện vẫn chưa có các điều kiện này.

Một đại diện của Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh cho biết: vấn đề lo lắng nhất là làm sao thu hút được GV giỏi dạy tiếng Anh. Muốn có người giỏi chỉ có cách trả lương cao cho họ. Thành phố đã có đề án trả tiền cho một tiết dạy tiếng Anh ở tiểu học bằng số tiền trả 3 tiết dạy các môn học khác để giữ chân GV giỏi.

Bộ không giải quyết vấn đề lương GV tiếng Anh

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: quan trọng nhất ở bậc tiểu học là làm cho HS thích học tiếng Anh. Chuyện số HS trong lớp quá đông, trường không đủ cơ sở vật chất để dạy tiếng Anh thì Bộ không giải quyết được, mà trường phải tự lo. Sau này, Bộ sẽ hỗ trợ, nhưng không phải có trách nhiệm lo cơ sở vật chất cho nhà trường. Đó là trách nhiệm của xã, phường.

Hiện nay, GV yếu nhất là năng lực tiếng Anh. Thứ trưởng cho rằng, GV chưa đạt trình độ để dạy học có nghĩa là GV còn nợ xã hội, nợ HS và phụ huynh. Nhưng GV cần phải có quan điểm là tự học để nâng cao trình độ.

Về chế độ, nếu các trường đòi hỏi Bộ thì chưa thể đáp ứng ngay được.  Bởi vì, đã là trường dạy 2 buổi/ngày thì được quyền bố trí 1,5 GV/lớp.

" Không có ai cấm việc bố trí GV tiếng Anh. Nhiều tỉnh đã bố trí được GV tiếng Anh rồi, những tỉnh chưa làm được là chưa quyết tâm. Không đưa GV tiếng Anh vào biên chế là do các Hiệu trưởng, chứ Bộ không can thiệp. Có thể, sau này Bộ sẽ điều chỉnh hơn 1,5 GV/lớp", ông Hiển nói.

Việc triển khai đại trà tiếng Anh tiểu học trong tương lai hiểu theo nghĩa là chỉ những nơi nào có đủ điều kiện thì mới được tham gia, chứ không phải tất cả các trường tiểu học, ông Hiển cho biết. 

Dự thảo hướng dẫn triển khai dạy thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu có nêu điều kiện tham gia chương trình thí điểm:

- Là trường dạy 2 buổi/ngày.

- Có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu cho việc dạy tiếng Anh hiệu quả.

- GV có trình độ CĐSP tiếng Anh trở lên và đạt yêu cầu trong đợt khảo sát năng lực tiếng Anh do Bộ tổ chức ngày 27/8/2010 hoặc có chứng chỉ TOEFL 550 hoặc IELTS 6.0.

  • Hương Giang  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,