221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1315333
Phân trần chuyện chưởng Kim Dung thế Lỗ Tấn trong SGK
1
Article
null
Phân trần chuyện chưởng Kim Dung thế Lỗ Tấn trong SGK
,

Cây đại thụ của văn học Trung Quốc - Lỗ Tấn (1881 – 1936) đã từng nói: “Một quốc gia không có những con người vĩ đại là một quốc gia đáng thương nhất; một quốc gia có những con người vĩ đại nhưng họ lại không được yêu quý và tôn trọng thì đó là một nhà nước nô lệ".

TIN LIÊN QUAN

Hơn 7 thập kỉ sau sự ra đi của Lỗ Tấn, lại có những cuộc thảo luận nóng xung quanh việc loại bỏ những tác phẩm của ông ra khỏi sách giáo khoa văn học bậc phổ thông.

Đó là một dấu hiệu cho thấy sự thiếu tôn trọng dành cho cây đại thụ văn học này hay là sự thiếu tôn trọng với những truyền thống mà ông là người đại diện cho nó? Mục đích của việc dạy tiếng Trung trong trường phổ thông là gì?

Phóng viên tờ Global Times đã phỏng vấn với giáo sư Ôn Nhuận Dân tới từ Khoa Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc của ĐH Bắc Kinh, chủ biên bộ sách giáo khoa phổ thông Trung Quốc (do Nhà xuất bản Giáo dục Nhân dân phát hành) về vấn đề này.

Mô tả ảnh.
Giáo sư Ôn Nhuận Dân
Phóng viên: Mục tiêu đặt ra cho chương trình học ngôn ngữ trong trường tiểu học và trung học ở Trung Quốc là gì, thưa ông?

Giáo sư Ôn Nhuận Dân: Nói chung, chúng tôi hi vọng bằng việc tham gia các khóa học tiếng Trung, học sinh có thể nắm vững tiếng mẹ đẻ, nâng cao khiếu thẩm mỹ và văn hóa, đồng thời, hiểu được vai trò đạo đức của chúng trong xã hội.

Là những nhà giáo dục, chúng tôi xem khóa học tiếng Trung là cơ sở cho tất cả các môn học và khóa học khác. Nó không chỉ là kiến thức mà còn là những phẩm chất xã hội cơ bản.

Học sinh trong trường tiểu học và trung học cơ sở cần phải biết những kĩ năng cơ bản về giao tiếp, trong khi học sinh trung học phổ thông nên được định hướng suy nghĩ logic và khám phá sự sáng tạo của chúng nhiều hơn.

Một vấn đề lớn của học sinh ngày nay là các em muốn đọc ít văn bản hơn khi gặp khó khăn trong việc học tập để bước vào các kì thi tuyển sinh. Để có lợi thế trong những bài kiểm tra này, giáo viên và phụ huynh phải nhồi nhét vào đầu các em những kĩ năng vượt quá giai đoạn nhận thức.

Ví dụ, những đứa trẻ 7 - 8 tuổi được yêu cầu sắp xếp lại trật tự một bài báo, trong khi chúng mới chỉ học được vài trăm kí tự. Đó là một ví dụ xấu của việc dạy tiếng mà chúng tôi đang cố gắng sửa đổi trong tương lai.

Những cuốn sách giáo khoa hiện tại giúp đạt được bao nhiêu phần trăm những mục tiêu đó?

Có một vài bộ sách giáo khoa Trung Quốc được biên soạn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục.

Những giáo trình này được kết hợp với những lý thuyết giáo dục tiên tiến. Không nghi ngờ gì về điều đó. Song, có những cấp độ thực hiện khác nhau, như được trình bày trong các bộ sách giáo khoa khác nhau. Vì thế, tôi cho rằng, sửa đổi sách giáo khoa là cần thiết nếu như chúng không phù hợp.

Nhưng nhìn chung, sách giáo khoa chỉ là một khía cạnh của giáo dục ngôn ngữ để bổ sung cho các khía cạnh giảng dạy khác.

Nội dung sách giáo khoa Trung Quốc từng là mối quan tâm của dự luận trong nhiều năm nay. Gần đây, nhiều cư dân mạng không hài lòng với việc loại bỏ các tác phẩm của Lỗ Tấn. Ông nhận xét như thế nào về những quan ngại này?

Tôi vui mừng vì việc cải cách trong giáo dục cơ bản được nhiều người quan tâm. Đối với nhiều cư dân mạng ở độ tuổi 25-35, những tác phẩm của Lỗ Tấn là những gì mà họ được đọc khi họ là học sinh phổ thông trung học.

Một vấn đề lớn của học sinh ngày nay là các em muốn đọc ít văn bản hơn và gặp khó khăn trong việc học tập dể bước vào các kì thi tuyển sinh. Để có lợi thế trong những bài kiểm tra này, giáo viên và phụ huynh phải nhồi nhét vào đầu các em những kĩ năng vượt quá giai đoạn nhận thức. GS Ôn Nhuận Dân
Vì thế, Lỗ Tấn – như một biểu tượng của văn hóa – đã trở thành một phần trong những trải nghiệm của họ. Việc họ phản ứng mạnh mẽ khi nghe tin này là điều dễ hiểu.

Trên thực tế, quy mô xóa bỏ đã được phóng đại trên Internet. Không phải như các báo đã đưa tin, chúng tôi không ‘thu hồi hàng loạt những tác phẩm của Lỗ Tấn’.

Chúng tôi chỉ xóa bỏ 3 trong 5 tác phẩm trong phần đọc bắt buộc, nhưng lại thêm 1 tác phẩm trong phần đọc tự chọn. Đối với học sinh trung học phổ thông, những tác phẩm của Lỗ Tấn quá sâu để các em có thể hiểu.

Tôi thành thực hi vọng các phương tiện truyền thông đưa tin dựa trên cơ sở thực tế. Ngôn ngữ học là một bộ môn khoa học – cái nên được dựa trên những nghiên cứu nghiêm ngặt, không phải là những ấn tượng đơn giản. Việc kích động sự bất mãn xã hội theo thực tế một chiều là điều không nên.

Những yếu tố nào sẽ được xem xét khi thực hiện sửa đổi sách giáo khoa?

Tất nhiên, yếu tố quan trọng nhất nên được đưa vào sách giáo khoa.

Những tác phẩm được chọn nên là tác phẩm kinh điển, nhắm đúng vào độ tuổi, và nên mở rộng tầm nhận thức của học sinh. Cũng tốt hơn với những người đọc trẻ nếu như các tác phẩm mang lại cảm giác vui vẻ.

Những người sẽ biên tập bộ sách giáo khoa mới này là ai? Những thủ tục tiếp sau việc sửa đổi sách giáo khoa là gì, thưa ông?

Hãy coi sách giáo khoa cho học sinh phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản là một ví dụ.

Những người biên tập sách bao gồm 10 viện sĩ tới từ các trường đại học có uy tín ở Bắc Kinh, như ĐH Bắc Kinh, 2 giáo viên trung học và các biên tập viên tới từ nhà xuất bản.

Sửa đổi gần đây nhất được thực hiện vào năm 2004 sau 2 năm nghiên cứu. Những cuốn sách này đã được dùng 6 năm, trong suốt thời gian đó, chúng tôi đã thực hiện một số sửa đổi nhỏ để theo những thông tin phản hồi mà chúng tôi đã nhận được.

Hiện nay có 5 bộ sách giáo khoa khác nhau ở Trung Quốc. Những nhà biên soạn khác nhau có những cách hiểu và giải thích khác nhau về các tác phẩm kinh điển Trung Quốc. Ví dụ, các tác phẩm bị xóa bởi những nhà biên soạn Thượng Hải có thể vẫn được chọn ở sách giáo khoa của tỉnh Quảng Đông. Ông có cho rằng 5 bộ sách giáo khoa sẽ tốt hơn 1 bộ sách không?

Một điều tốt với 5 bộ sách này là nhiều người tham gia vào quá trình biên soạn và do đó nhiều ý tưởng ban đầu xuất hiện.

Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế, ví dụ như một số bộ được biên soạn nhanh chóng. Điều này có thể hủy hoại chất lượng.

Cũng như các nhà xuất bản chịu trách nhiệm biên soạn, chắc chắn, họ sẽ xem xét đến những lợi ích thương mại đầu tiên. Đây là một mối đe dọa khác đến chất lượng của sách giáo khoa.

Cảm ơn ông.

  • Nguyễn Thảo (Theo Global Times)

"Một số tác phẩm có thể không liên quan gì đến xã hội hiện đại"

Lỗ Tấn là một nhà phê bình xã hội gay gắt, một nhà văn châm biếm và được coi là một trong những người sáng lập lên văn học Trung Quốc hiện đại. Ông có những tác phẩm điển hình nhất trong sách giáo khoa phổ thông Trung Quốc, ngay cả khi đã qua nhiều lần sửa đổi.

Có một nền tảng mang tính lịch sử cho điều này. Trong nhiều năm, sau khi thành lập nhà nước từ 1949, sách giáo khoa Trung Quốc được sử dụng để đưa ra những tư tưởng cách mạng của các nhà lãnh đạo. Chủ tịch Mao Trạch Đông ủng hộ những tác phẩm của Lỗ Tấn, vì thế những tác phẩm của ông xuất hiện thường xuyên trong sách giáo khoa.

Song ngày nay, khi xã hội trở nên đa dạng hơn, chúng ta có nhiều sự lựa chọn. Ngôn ngữ học không chỉ là mục tiêu để truyền đạt những tư tưởng cách mạng. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định bỏ đi một số tác phẩm của Lỗ Tấn – những tác phẩm có thể không liên quan gì đến xã hội hiện đại.

  • Diêu Vi Châu (giáo viên tới từ trường trung học cơ sở Kim Tài, đồng thời là một trong những người biên soạn bộ sách giáo khoa hiện đang được sử dụng ở các trường phổ thông của Thượng Hải )

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,