221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1319533
Cả nước có gần 9000 giáo sư, phó giáo sư
1
Article
null
Cả nước có gần 9000 giáo sư, phó giáo sư
,

- Sáng 14/11/2010, Lễ công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư (GS,PGS) năm 2010 đã được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Tới dự buổi lễ có GS.Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước; bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, đại diện các cơ quan Trung ương, Hà Nội và 578 GS, PGS được công nhận năm 2010.

Không thống kê được bài báo quốc tế của 578 GS, PGS

Đợt xét công nhận GS, PGS năm 2010 có 941 hồ sơ đăng ký, trong đó có 171 hồ sơ đăng ký xét chức danh GS và 770 hồ sơ đăng ký xét chức danh PGS. Hội đồng chức danh GS Nhà nước đã công nhận 71 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS và 507 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh PGS.

Mô tả ảnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao bằng cho 71 GS và 507PGS tại Nhà Thái học, Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hà Nội.


GS7.jpg
Tỷ lệ nữ GS, PGS năm nay là 19,9% (năm 2009 là 28,2%). Tuy nhiên, số tân nữ GS năm nay có tăng lên (10 nữ GS so với 7 nữ GS năm 2009). Năm nay, có 2 tân GS và 4 tân PGS là người dân tộc, chiếm 1% tổng số.
Theo GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN, số tân GS, PGS năm 2010 thuộc các trường ĐH giảm so với đợt xét năm 2009, nhưng lại tăng lên tại các Viện nghiên cứu và các đơn vị ngoài trường ĐH.Số GS, PGS ở độ tuổi trên 60 cũng giảm.

GS12.jpg
Theo GS Trần Văn Nhung, bắt đầu từ năm 2011, một số tiêu chuẩn cho GS, PGS sẽ được nâng lên cao thêm một bước. Những sửa đổi này là cần thiết để các tiêu chuẩn cho GS, PGS đi vào thực chất khoa học hơn, tránh bớt các rang buộc có tính chất kỹ thuật, chú ý hơn đến các tài năng đặc biệt nhưng có thể còn thiếu một vài tiêu chuẩn, và quan trọng hơn là để dần hội nhấp với các chuẩn mực khoa học của khu vực và quốc tế..

Tân GS trẻ nhất đợt phong tặng này là GS Phạm Quang Trung (ngành Kinh tế, trường ĐHKTQD) và GS Nguyễn Văn Hiệp (ngành Ngôn ngữ học – ĐHQGHN) cùng 46 tuổi.
PGS cao niên nhất năm nay là PGS Nguyễn Như Ất (75 tuổi, ngành Giáo dục, ĐHSP Thái Nguyên). GS cao niên nhất năm nay là GS Trần Đình Long – 64 tuổi, ngành Y học, trường ĐH Y tế công cộng. Nữ GS trẻ tuổi nhất đợt phong tặng năm 2010 là GS Phạm Thị Ngọc Yến – 51 tuổi, ngành Điện, ĐHBKHN.

Mô tả ảnh.
Tấm bằng GS và PGS giống hệt nhau, chỉ khác chữ "chức danh giáo sư" hay "chức danh phó giáo sư.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Các bạn trẻ cũng náo nức với không khí của buổi lễ trao bằng vì có người thân được nhận bằng.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Du khách Đức (bên trái) tỏ ra khá thích thú với sự kiện trao bằng. Họ cho biết ở Đức cũng có tên gọi dành cho PGS- dozent. "Dozent" là tên gọi những người bắt đầu có thể dạy độc lập trong trường ĐH, không bị giám sát bởi giáo sư nữa. Du khách đến từ Mỹ (bên phải) rất ngạc nhiên và thích thú khi thấy nhiều đại gia đình đến dự buổi lễ nhận bằng của người thân. Ông cho biết, sự kiện nhận bằng vào dịp Hà Nội 1000 tuổi cũng là một điều đáng nhớ.

Có 3 tân PGS cùng một dòng họ được phong tặng đợt này, đó là PGS là Nguyễn Như Ất, giảng viên trường ĐHSP Thái Nguyên; PGS Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu trưởng ĐH Sài Gòn và PGS Nguyễn Thiện Nam, giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQG Hà Nội.

Hiện cả nước đã có gần 9.000 GS và PGS, trong đó số GS là 1.407 người.

  • Tú Uyên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,