221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1310335
Bài toán lạm thu: Không ai chịu giải thì để tôi
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Bài toán lạm thu: Không ai chịu giải thì để tôi
,

 - Lạm thu trong trường học, một vấn đề nghe như gai góc, không biết bao nhiêu năm, bao nhiêu chỉ thị, nhưng tất cả đều bình chân như vại.

TIN LIÊN QUAN

Người dân nóng ruột riết, cứ mọi kỳ họp quốc hội lại đem ra bàn. Phụ huynh nóng ruột, cứ mỗi đầu năm lại đủ mọi phiền hà, nói thì không dám, không nói thì bấm bụng làm mà đau lòng. Nhưng thầy cô giáo cũng nóng ruột, vị trí người thầy cao quý mà lại như gắn liền với tiền bạc, lương tâm xốn xang, nói sao cho học trò tôn trọng. Hiệu trưởng cũng nóng ruột, thu thì vướng từ cơ chế đến lương tâm, nhưng không thu lấy tiền đâu cho các chi phí.

Lạm thu để làm gì?

1. Thu để trả lương và các phụ cấp cho nhân viên.
2. Thu để trang trải các chi phí cho hoạt động nuôi dạy bé.
3. Thu để tạo mới, khấu hao, sửa chữa cơ sở vật chất như nhà cửa.
4. Thu để tạo mới, khấu hao, sửa chữa trang thiết bị như máy tính, máy lạnh, quạt, bàn ghế v.v…
5. Thu cho các hoạt động phong trào của trường như đồng phục, sinh hoạt ngoại khoá, quà tặng phong trào, lễ.

KG7.jpg
HS trong lễ khai giảng năm học mới.
Trong 5 nguồn thu của trường, nguồn thu số 1 và 3 gắn liền với quản lý nhà nước. Nguồn thu này thường do nhà nước chi trả. Nguồn thu thứ 4, 5 là nguồn thu mục đích chi trực tiếp cho học sinh nên thường được các trường thu trực tiếp từ phụ huynh. Nguồn thu thứ 2 được thu thông qua tiền ăn, gắn liền học phí.

Phân theo bảng nhu cầu Maslow thì nguồn thu số 2 thuộc dạng thể lý. Nguồn thứ 1, 3 thuộc dạng nhu cầu an toàn. Nguồn thứ 4 thuộc tầng thứ ba, nhu cầu được mọi người biết đến. Nguồn thu thứ 5 thuộc tầng 4 và 5, nhu cầu được thể hiện mình.

Nhắc đến bảng Maslow để ta nhận thức rõ các khoản thu của trường thực ra đều là các khoản thu đúng và phải thu. Nên tránh quan niệm cho rằng cứ các khoản thu ở tầng 1, 2, 3 mới là khoản thu chính đáng, còn các khoản thu ở tầng 4,5 là khoản thu do trường tự vẽ lên nhằm đánh bóng mình. Các tầng trong thang Maslow đều là cần thiết.

Ở đây có một vấn đề, nhà nước thường không dám đặt học phí trường công theo đúng trị giá của nó, nhưng phải thừa nhận các khoản chi của trường là hợp lý, nên thường hay im trong các phản ứng người dân. Người dân thì thấy không rõ ràng trong công tác thu của trường cứ nghĩ là trường tự vẽ nên rất phiền lòng. Vấn đề không khó lắm nếu ta suy nghĩ đúng.

- Các khoản nào trường cần phải chi, thì trường phải được thu. Nên công bố rõ ràng các khoản trường có thể thu.

- Nên phân loại những khoản thu:

+ Khoản thu thuộc diện cơ bản, mang tính bắt buộc cho tất cả mọi người có con đi học (như thu khoản 1, 2) thì gắn liền vào học phí.
+ Những khoản thu thuộc diện đầu tư lâu dài như khoản thu số 3, trường sẽ lập kế hoạch gửi lên phòng. Phòng thông báo phần nhà nước sẽ hổ trợ, số còn lại sẽ thu của phụ huynh. Khoản thu này trong khu vực trường công là trách nhiệm của nhà nước. Nên có kế hoạch rõ ràng để trường không phải xin cho với cơ quan chủ quản. Phòng phải đồng ý cho thu khi không đủ sức hỗ trợ trường.
+ Khoản thu thuộc diện trực tiếp phục vụ bé (như khoản thu số 4) sẽ phải được hội phụ huynh cấp trường hoặc hiệp hội phụ huynh cấp tỉnh thành thông qua.
+ Các khoản thu thuộc phong trào sẽ do trường tự động tổ chức thu với điều kiện không bắt buộc phụ huynh tham gia. Ai thích thì tham gia.


Việc quy định các khoản thu phải rõ ràng đến mọi phụ huynh. Các khoản thu 1, 2, 3, 4 khi trường dự tính thu, phải làm công văn lên phòng. Nếu phòng hoặc có những đơn vị hổ trợ tài trợ thì khỏi thu, còn không phòng phải ra công văn cho phép trường thu. Công văn của phòng thể hiện tính hợp lý trong các khoản.

Thử giải bài toán lạm thu

Có người vẫn thắc mắc, nếu thực hiện như trên liệu có hết lạm thu hay không. Xin bàn thêm chi tiết, thường thì báo đài hay phản ảnh trường học lạm thu, hiểu thế nào cho đúng.

Thực ra, có 2 hình thức lạm thu:

- Thứ nhất lạm thu theo nghĩa thu ngoài cái quy định. Người dân chẳng biết họ phải đóng cái gì. Chẳng biết đóng cái đó đúng hay không, chẳng biết trường chi cái thu của mình đi đâu và vì thế họ thắc mắc. Thắc mắc thế là đúng. Cơ quan quản lý mà còn không biết, không công bố làm sao trường biết, phụ huynh biết, xã hội biết. Nếu thực hiện theo phương thức trên trường danh chánh ngôn thuận để thu, phụ huynh hài lòng.

- Thứ hai lạm thu được hiểu theo nghĩa người dân không có tiền để đóng, không đủ tiền để học. Phần này để giải quyết lại phải phân thành 2 vấn đề:

Vấn đề đầu liên quan đến khoản chi của trường phải bỏ ra.
Về nguyên tắc cho bất kỳ một hoạt động nào có chi phải được bù bằng thu thì mới duy trì hoạt động đó được. Không thể không thu, và không thể thu không đủ. Trường cấp độ nào, phải có chi cấp độ đó và phải có khoản thu đủ để bù chi cấp độ đó.

Ví dụ trường cấp xã thường chỉ thuộc cấp độ nuôi dạy bé (cấp 1, 2 trong bảng Maslow) vậy thì nên thu các khoản để bù chi nuôi dạy bé. Nhưng trường cấp tỉnh, phải tổ chức phong trào, lo về mặt tinh thần của bé (cấp độ 4, 5) phải được thu thao cấp độ đó thì mới bù chi.

Chúng ta đã đổi mới gần 20 năm rồi, nhưng vẫn cứ hành xử theo thời bao cấp – cái gì cũng nhà nước lo. Trường học công đã có nhà nước lo, vậy anh còn thu thêm làm gì. Cái gì trong trường công mà thu ngoài học phí được coi như là sai. Nhà nước trong thời kinh tế này, làm gì in tiền ra để mà chi được. Kinh tế phát triển chỉ đến bao nhiêu, thì khoản chi cho hành chính công cũng chỉ bao nhiêu. Làm gì có chuyện chi hết phụ huynh khỏi đóng. Tất cả phụ huynh khi cho con đến trường đều phải hiểu rằng các khoản đóng ở trường là đã được nhà nước hỗ trợ 1 phần và trường công hoạt động phi lợi nhuận, ngoài ra các khoản khác phụ huynh có trách nhiệm phải đóng.

Vấn đề thứ hai liên quan đến túi tiền của người dân, trường thu càng nhiều, thì người nghèo càng khó cho con đi học. Rồi các khoản thu sẽ tạo ra sự khác biệt trong các hành xử với bé.

Đây là vấn đề khó, bởi vì giữa mục đích tất cả các bé có khả năng đến trường, với nguồn lực từ phụ huynh và nhà nước thì luôn có giới hạn.

Để có thể giải quyết được vấn đề nên đi theo một định hướng rõ ràng là trường nên có nhiều nguồn thu khác ngoài nguồn thu học phí hoặc thu từ phụ huynh. Trường nên có 4 nguồn thu như sau :

Thu từ khoản hỗ trợ của nhà nước.
Thu từ tiền học phí của phụ huynh học sinh.
Thu từ tiền tài trợ cho các quỹ của trường (các trường được lập các khoản quỹ - dưới sự kiểm tra của cơ quan chức năng về chi). Khoản này phụ huynh nào có tiền tự đóng góp cho các quỹ hoặc từ khoản tài trợ của các doanh nghiệp trong địa bàn.
Thu tiền tài trợ từ các doanh nghiệp có tham gia trong hoạt động của trường.


Sau khi rõ ràng trong các khoản thu và chi. Nên có chế tài cụ thể như :
- Giáo viên thu tiền ngoài quy định, cấm dạy trong 1 năm. Tái phạm có thể cấm hành nghề vĩnh viển.
- Trường có giáo viên lạm thu sẽ bị cảnh cáo, có tái phạm phải từ chức. Nếu trường lạm thu Hiệu trưởng sẽ bị buộc thôi việc.
- Sau 1, 2 năm nếu vấn đề lạm thu không thay đổi, người đứng đầu Sở GD-ĐT địa phương phải từ chức.

  • Minh Trần (TP.HCM) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Diễn đàn'

,
,