,
221
926
Thời sự
tintuc
/giaoduc/tintuc/
540278
Ban hành 40 tiêu chí kiểm định chất lượng ĐH Việt Nam
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Ban hành 40 tiêu chí kiểm định chất lượng ĐH Việt Nam

Cập nhật lúc 17:28, Thứ Ba, 02/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Lần đầu tiên, việc kiểm định chất lượng trường ĐH  với 10 tiêu chuẩn, 40 tiêu chí sẽ được Bộ GD-ĐT ban hành trong tuần này.

Soạn: AM 186123 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Sĩ tử làm bài thi.

Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường ĐH gồm 10 tiêu chuẩn (được cụ thể hoá với 40 tiêu chí) về tất cả lĩnh vực hoạt động của trường. Mỗi tiêu chuẩn được cụ thể hóa bằng các tiêu chí. Khi vận dụng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá, mỗi tiêu chí được đo bằng hai mức: mức 1 ghi nhận các tiêu chí đáp ứng được ở mức yêu cầu. Mức 2 đánh giá các tiêu chí đã được đáp ứng với yêu cầu cao hơn, sau khi đã đạt được ở mức 1.

Theo Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Nguyễn An Ninh, bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường ĐH là căn cứ để các trường ĐH đề ra kế hoạch để phấn đấu thực hiện và tự đánh giá; đồng thời, là chuẩn mực để cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm định chát lượng giáo dục (đánh giá bên ngoài).

10 tiêu chuẩn cụ thể gồm: sứ mạng và mục tiêu của trường ĐH (2 tiêu chí); Tổ chức và quản lý (5); Chương trình đào tạo (4); Các hoạt động đào tạo (5); Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên (GV) và nhân viên (5); Sinh viên - SV (5); Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ( 4); Hợp tác quốc tế (3); Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác (4); Tài chính, quản lý tài chính (3).

Trong bộ tiêu chí đã có một số nội dung được "chuẩn hóa" bằng các con số cụ thể. Chẳng hạn,  các tiêu chí về độ tuổi GV, tỷ lệ GV/SV, số lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học gắn với chương trình đào tạo,v.v...

Tiêu chuẩn GV với các yêu cầu đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ và kinh nghiệm, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được cụ thể hóa như sau: 

Đủ số lượng: mức 1: đảm bảo tỷ lệ 26-35 SV (đã quy chuẩn)/1 giảng viên (đối với ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, quản trị kinh doanh); 16 - 25 SV/1 giảng viên (với các ngành đào tạo khoa học, kỹ thuật và công nghệ); 11 - 15 SV/ 1 giảng viên (ngành năng khiếu).

Với các trường đạt mức 2, các con số tương ứng của từng nhóm ngành nói trên là: 25SV/GV, 15 SV/GV và 10 SV/GV.

GV có chuyên môn, ngoại ngữ và tin  học: Các trường đạt mức 1 phải đảm bảo ít nhất 40% GV trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó 10 - 25% tiến sĩ, 10 - 20% GV đủ ngoại ngữ làm việc trực tiếp với người nước ngoài. Các trường đạt mức 2, còn phải có trên 25% GV là tiến sĩ, 20% GV đủ ngoại ngữ làm việc trực tiếp với người nước ngoài.

GV có kinh nghiệm và trẻ hóa: các trường đạt mức 1 phải đảm bảo bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên là 10 - 12 năm và tỷ lệ GV dưới 35 tuổi chiếm 15-25%. Ở mức 2, bình quân thâm niên công tác chuyên môn của GV trên 12 năm và tỷ lệ GV dưới 35 tuổi chiếm trên 25%.

Một tiêu chí khác cũng được "số hóa" là tỷ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo đó, trường đạt mức 1 nếu trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, 60-70% SV có việc làm liên quan đến lĩnh vực được đào tạo và đạt mức 2 nếu con số này đạt trên 70%.

Trước mắt, Bộ GD - ĐT sẽ hỗ trợ tài chính để 10 trường tham gia kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn này. Trong năm 2005, sẽ tiếp tục triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện công bố định kỳ kết quả kiểm định chất lượng, từng bước sử dụng các tiêu chí đánh giá của các nước phát triển đối với một số lĩnh vực cụ thể. Bộ cũng đặt mục tiêu khoảng 20% số trường ĐH cả nước sẽ tiến hành kiểm định chất lượng trong năm 2005-2006.

  • Hạ Anh
,
,