,
221
926
Thời sự
tintuc
/giaoduc/tintuc/
578074
Tuyển sinh 2005: Cơ hội rộng mở cho thí sinh khối D
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Tuyển sinh 2005: Cơ hội rộng mở cho thí sinh khối D

Cập nhật lúc 21:02, Thứ Năm, 17/02/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Bộ GD-ĐT đã thống nhất với đề nghị của 3 trường ĐH cho tuyển sinh khối D với những ngành học có truyền thống tuyển sinh khối A.

 

Thí sinh làm thủ tục dự thi tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2004

Cụ thể, đó là ngành Khoa học Máy tính của trường ĐH Ngoại ngữ Thanh Xuân (Hà Nội), ngành Công nghệ thông tin của trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng và trường ĐHDL Văn Lang (TP.HCM).

 

Xu hướng tuyển sinh khối D đã được nhiều trường ĐH, đặc biệt là các trường đào tạo nhóm ngành Kinh tế đề xuất từ một vài năm nay.

 

Ông Đỗ Duy Dự, thành viên ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2004 cho biết, nhiều khả năng trong năm tới, 2006, các trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, hay một số chuyên ngành Kinh tế lâu nay vẫn chỉ tuyển sinh theo khối A sẽ mở rộng sang tuyển cả khối D. Các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin cũng sẽ theo xu hướng này.

 

Ngành Báo chí của Phân viện Báo chí tuyên truyền từ năm 2004 đã tuyển sinh thêm khối D. Phó Giám đốc Phân viện Hoàng Đình Cúc cho hay, những thí sinh  khối D trúng tuyển học khá tốt, và trường sẽ duy trì tuyển sinh khối này.

 

Ngoài khối "truyền thống" như A hoặc C, nhiều trường ĐH gần đây đã mở rộng phạm vi tuyển sinh tới cả khối B.

 

Năm 2004, nhóm ngành có điểm chuẩn cao, từ 20 (chưa nhân hệ số) trở lên chủ yếu rơi vào các trường ĐH phía Bắc. Cụ thể là các ngành của trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ngành SP Ngữ văn: 20; SP Lịch sử: 20,5.

 

Các ngành của trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (thuộc ĐHQG Hà Nội): Triết học: 20, Văn học:  20,5, Ngôn ngữ: 20,5, Lịch sử: 20,5; Báo chí: 20,5; Lưu trữ và quản trị văn phòng:  20; Đông phương học:  20,5; Quốc tế học; 20,5; Du lịch:  20. Ngành Luật kinh doanh (Khoa Luật, ĐHQG HN): 21,5; Còn tại Khoa Kinh tế: Kinh tế chính trị: 24,5; Kinh tế đối ngoại: 23; Quản trị kinh doanh:  23; Tài chính ngân hàng: 21,5. Tại trường ĐH Công đoàn, ngành Công tác Xã hội cũng lấy điểm chuẩn tới 20,5.

 

Một số ngành hiếm hoi có mức điểm chuẩn dưới 20 còn lại, gồm SP giáo dục chính trị có điểm chuẩn là 18; hay tại trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn: Tâm lý học: 19; Quản lý xã hội: khối D: 19; Xã hội học: 18,5; Thông tin- thư viện:19, Hán Nôm:18,5.

 

Ngành Quản trị Kinh doanh của ĐH Công đoàn: 17,5; các ngành Quản trị Du lịch - Khách sạn; Hướng dẫn du lịch; Tiếng Anh của Viện ĐH Mở Hà Nội, lấy điểm từ 20 (đã nhân hệ số môn tiếng Anh)...

 

Trong khi đó, tại trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ngành Giáo dục Chính trị khối C, D đều là 16,5; Tâm lý giáo dục khối C, D1 đều 17,5; Giáo dục tiểu học khối C là 18 trong khi khối D1 là 18,5.

 

Từ 14 đến 16 là mức điểm trúng tuyển khối D của các trường ĐH dân lập như: Quản lý và Kinh doanh, Thăng Long, Phương Đông, Hải Phòng (phía Bắc). Các trường ĐH bán công và dân lập phía Nam điểm trúng tuyển nguyện vọng 1, xét tuyển NV 2 cũng bằng điểm sàn khối D (14).

 

Một số trường thí sinh khối D ít ngờ tới cũng tuyển sinh khối này. Chẳng hạn, trường ĐH Nông lâm TP.HCM, năm ngoái, ngành Quản lý thị trường bất động sản, Quản trị Kinh doanh, Kế toán đều có điểm trúng tuyển là 15. Ngành Kinh tế tài nguyên môi trường có điểm chuẩn 14. Riêng ngành Tiếng Anh của trường này, điểm lên tới 21.

 

Xem KHỐI A

 

Xem KHỐI B

 

Xem KHỐI C 

  • Song Nguyên 

,
,