221
682
Tuyển sinh
tuyensinh
/giaoduc/tuyensinh/
458086
Đáp án chính thức tất cả các môn thi tuyển sinh 2004
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Đáp án chính thức tất cả các môn thi tuyển sinh 2004
,
(VietNamNet) -
Ngay sau khi thí sinh hoàn thành môn cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh đại học 2004, toàn bộ đáp án đã được Bộ GD-ĐT công bố, mời quý vị cùng xem.

Xem đáp án tại đây

Kết thúc hai đợt thi ĐH, số thí sinh đến dự thi là hơn 888.000, đạt 77,97% so với số hồ sơ đăng ký. Nét đáng lưu ý trong mùa thi năm nay là số thí sinh bị kỷ luật giảm đi nhưng số giám thị phạm quy lại tăng lên. Thống kê ban đầu cả hai đợt thi, có 3.186 thí sinh vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật tại chỗ (bằng 80% năm 2003), trong đó có 2.367 bị đình chỉ thi. Cả hai đợt có 14 cán bộ tuyển sinh phạm quy, tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái.

Cả hai đợt trong kỳ thi này đều rơi vào ngày nghỉ (đợt một: thứ bảy, chủ nhật; đợt hai: thứ sáu, thứ bảy). Cũng từ những tang chứng vật chứng "bắt qủa tang" trong những ngày thi, cơ quan công an đã công bố đường dây thi thuê liên tỉnh. Đây cũng là năm đầu tiên, một cơ quan chuyên môn về thi (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng) tham gia công tác làm đề thi.

15 giờ chiều nay, Bộ GD - ĐT đã tổ chức họp báo thông tin về hai đợt thi. VietNamNet đã phỏng vấn các thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh về các vấn đề liên quan.

Thứ trưởng Trần Văn Nhung, Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2004: Ba chung: Bước đầu tạo phân luồng

Thứ trưởng Trần Văn Nhung

Mặc dù số học sinh tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT hằng năm tăng khoảng từ 10 đến 15% nhưng số lượt thí sinh dự thi thực tế năm nay ít hơn năm ngoái khoảng 6%. Tỷ lệ thí sinh so với chỉ tiêu tuyển sinh tại một số trường trường ĐH trọng điểm giảm rõ rệt. Ví dụ: trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2000 có tỷ lệ là 1/7,7, năm 2004 là 1/2,4; trường ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2000, tỷ lệ này là 1/42,7, năm 2001 là 2,1. Việc có ngày thi trùng vào thứ bảy và chủ  nhật như năm nay làm giao thông đô thị không bị ách tắc như các năm trước.

So với hai năm trước, cách ra đề thi tuyển sinh ĐH năm nay đã có đổi mới và tiến bộ, nội dung đề thi hay, không nằm ngoài chương trình và lớp 12, không sai sót, không lắt léo, độ phức tạp và độ dài đều giảm nhưng vẫn bảo đảm được phân loại thí sinh và đáp ứng yêu cầu công tác tuyển chọn của các trường. Để làm được bài, thí sinh không thể chỉ thuộc bài mà quan trọng hơn phải biết suy luận, vận dụng, phân tích và tổng hợp. Dự đoán về mức điểm chuẩn bây giờ hơi sớm, và mức điểm chuẩn lại khác nhau giữa các trường. Tuy nhiên, cũng có khả năng các trường "tốp trên" điểm chuẩn sẽ có nhích hơn năm trước.

Cục trưởng Nguyễn An Ninh

Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Nguyễn An Ninh: 40% giáo viên THPT tham gia làm đề thi

Năm nay, trong số gần 70 giáo viên tham gia làm đề thi, có 40% giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Việc ra đề chung cho kỳ thi ĐH theo phương án tuyển sinh "ba chung" đã tạo được cơ sở để so sánh, nhất là với kết quả thi tốt nghiệp THPT mặc dù tính chất của hai kỳ thi này là khác nhau. Chủ trương dùng đề thi ĐH để "đo đạc" trình độ học sinh phổ thông thì yêu cầu đề thi phải có độ phân hóa cao. Khi làm đề, tập thể từng môn đã ngồi lại thảo luận với nhau rất kỹ: thế nào là một đề thi vừa sức. Cũng có thầy định ra đề "rằng hay thì thật là hay..." nhưng khi thảo luận thì đề này so với mặt bằng chung của học sinh là khó. Để đề thi đảm bảo được yêu cầu phân hóa, chúng tôi cũng có thảo luận với nhau làm sao để 30% học sinh có thể đạt điểm trung bình trở lên. Tất nhiên, để khẳng định có căn cứ rõ ràng rằng đề thi đúng như mục tiêu phân hóa hay chưa, thì chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu.

Chánh Thanh tra Lê Quán Tần

Chánh Thanh tra Bộ GD - ĐT Lê Quán Tần: 40% nguồn tin từ dân đáng tin cậy

- Thưa ông, giữa hai đợt thi, cơ quan an ninh đã công bố bước đầu về một đường dây thi thuê ĐH quy mô lớn. Phía công an khẳng định để xảy ra những tiêu cực này có lỗ hổng từ phía quản lý giáo dục đào tạo, mà cụ thể là có sự tiếp tay của những người làm công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. Vậy Bộ GD - ĐT có biết hay không? Nếu không biết thì tại sao? Nếu biết thì đến giờ đã xử lý như thế nào?

-Tại buổi họp báo của cơ quan an ninh văn hóa, cục trưởng A25 cũng có nói những sơ hở này thuộc về chương trình đào tạo liên kết, mở rộng, tại chức. Qua những nguồn tin của nhân dân gọi về điện thoại, chúng tôi đã nắm được các trường hợp gian lận trong thi cử. Nguồn tin của nhân dân có khoảng 40% chính xác và có giá trị. Khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi đã báo cho cơ quan an ninh để phối hợp tham gia. Với hệ đào tạo tại chức, chúng tôi cũng đã làm được việc có ý nghĩa lớn nhất là rà soát lại việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ. Thi tại chức cũng có hiện tượng thi kèm, thi hộ. Qua đó, nhiều trường hợp sử dụng văn bằng chứng chỉ giả đã bị xử lý.

  • Hạ Anh

- Soạn tin nhắn với mã: TSDH và gửi tới số 997 để biết chỉ tiêu tuyển sinh và số hồ sơ đăng ký và điểm chuẩn (thông báo ngay sau khi có kết quả tuyển sinh). VD: TSDH BKA để biết thông tin trường Bách Khoa HN
- Soạn tin nhắn với mã: DT và gửi tới số 996 để biết kết quả tuyển sinh (số báo danh phải bao gồm cả mã trường. Có thể nhắn từ bây giờ và chúng tôi sẽ thông báo lại bằng tin nhắn ngay khi có kết quả tuyển sinh từ Bộ GD về số máy đã gửi tin nhắn). VD: DT KTA1506 để biết kết quả của thí sinh có SBD KTA1506 (KTA mã trường Đại học Kinh tế Hà Nội)

 

Vào menu
soạn tin nhắn

Soạn nội dung
DT KTA1506

Gửi tới
996

Vào menu
soạn tin nhắn

Soạn nội dung
TSDH BKA

Gửi tới
997

- Những thí sinh có kết quả cao nhất và được nhiều người quan tâm nhất qua tin nhắn SMS 996 có cơ hội nhận được học bổng và phần quà có giá trị từ VietNamNet và các nhà tài trợ.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,