221
682
Tuyển sinh
tuyensinh
/giaoduc/tuyensinh/
678842
Tuyển sinh đợt 1: Đề dễ, có làm vui vẻ cả làng?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Tuyển sinh đợt 1: Đề dễ, có làm vui vẻ cả làng?
,

Đợt thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo phương pháp "3 chung" lần thứ tư đã khép lại. Những thay đổi mang tính kỹ thuật hay các biện pháp chống gian lận được siết chặt là những điểm mới tạo dấu ấn riêng cho kỳ thi lần này.

Tuy nhiên, với những người quan tâm đến giáo dục, điều đọng lại khiến họ phải suy nghĩ chưa phải là những yếu tố này mà chính là đề thi - yếu tố vốn vẫn được xem là thước đo chính của một kỳ thi...

Soạn: AM 472237 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Biểu đồ thống kê kết quả thi năm 2004

Soạn: AM 472235 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Biểu đồ thống kê kết quả thi năm 2002

Dễ hơn cả năm trước

Theo nhận định của nhiều người, kể cả thí sinh (TS), đề thi khối A năm 2005 lại một lần nữa dễ hơn năm trước, năm 2004. Tiến sĩ Nguyễn Cam, khoa toán tin Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhận định: "Đề thi tuyển sinh môn toán có năm câu thì từ câu 1 - 4 tương đương với đề thi tốt nghiệp vừa rồi". Riêng câu 5 được một số người đánh giá là câu khó nhất thì được biết nó đã được viết trong một số sách bài tập. Một TS sau khi rời phòng thi tại điểm thi của Trường ĐH Giao thông vận tải đặt tại Trường ĐHDL Văn Hiến cho biết nhờ có đọc qua một cuốn sách nào đó viết đề thi này nên đã làm một cách dễ dàng.

Nhóm giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận xét: “Độ khó của hai câu để phân loại (câu V và câu IV phần 2) có phần dễ hơn năm ngoái. Câu hình học không cần sử dụng nhiều kiến thức phức tạp vẫn giải quyết được”. Nhóm này mạnh dạn khẳng định số TS đạt điểm 10 môn toán chắc chắn sẽ không ít.

Tiến sĩ Nguyễn Cam băn khoăn: “Một đề thi tuyển sinh vào ĐH có nên ra ở mức độ dễ như thế này không?”. Về đề thi môn vật lý, một giảng viên ĐH đang giảng dạy ở một trung tâm luyện thi lớn nhận định: “Mức độ khó của đề tương tự như năm ngoái nhưng độ dài đã giảm hơn. Vì vậy, TS dễ dàng hoàn thành bài thi hơn”.

Đó không phải là những nhận xét chủ quan. Bộ GD-ĐT trong báo cáo nhanh về kỳ thi đã đưa ra nhận xét: “Nội dung đề bám sát chương trình và sách giáo khoa THPT, chủ yếu lớp 12. Độ phức tạp, độ dài đã giảm so với các năm trước”.

Đáng chú ý đây không phải là lần đầu tiên câu nhận xét có nội dung như thế xuất hiện trong các đánh giá của bộ sau kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Còn nhớ, ngay sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh năm 2003, nhận xét về một đề thi dễ hơn đề thi năm 2002 cũng đã được đưa ra. Đề thi năm 2004 lại được bộ cho biết là "độ phức tạp, độ dài đã giảm hơn năm trước (năm 2003)".

 

Soạn: AM 472231 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một vài thông số của các năm

 Thí sinh ngày càng giỏi?

Có phải vì bộ muốn rút ngắn sự chênh lệch quá lớn giữa kết quả của hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH? Không có câu trả lời phủ định hay khẳng định từ phía những người có trách nhiệm nhưng thực tế đã chứng minh cho điều mà dư luận lo lắng đã không sai.

Năm 2002, trong gần 90% TS tốt nghiệp THPT và bước vào kỳ thi ĐH, CĐ 2002 với đề thi được đánh giá là "bám sát nội dung sách giáo khoa" chỉ đạt được tổng điểm thi bình quân của mỗi TS là 8,3/30 điểm; hơn nửa triệu TS (chiếm 67,5% số dự thi) có điểm ba bài thi chỉ đạt 0-10 điểm và có đến 339.888 TS có điểm bình quân mỗi bài thi chỉ đạt 2 điểm trở xuống. Kết quả thi năm đó được đánh giá là quá thấp, chỉ có gần 15% TS dự thi trúng tuyển, điểm này là điểm dưới mức trung bình.

Nhưng bước sang lần thứ hai áp dụng phương pháp tuyển sinh "3 chung" vào năm 2003, kết quả đã được nâng lên thấy rõ. Kết quả thống kê từ gần 2,7 triệu bài thi của gần 900.000 TS tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003 chỉ có 66% TS có tổng điểm thi dưới 10 và chỉ còn gần 10.000 bài có điểm thi là 0. Trong đó, chỉ còn có khoảng 5.000 TS đạt 0 điểm cho cả ba môn thi.

Kết quả này không còn gây "sốc" cho mọi người như năm 2002 nhưng công bằng mà nói đó không phải đã là kết quả "đẹp". Nó không đem lại cái nhìn vui về một thực trạng của nền giáo dục nước nhà.

Rồi đến năm 2004, đề thi được bộ tiếp tục cho biết là độ dài, độ phức tạp đã giảm thì điểm trung bình của mỗi TS đã nâng lên được 10,3441 điểm. Số TS đạt điểm dưới 6 chỉ còn hơn 197.000 TS. Đặc biệt, con số TS bị 0 điểm cả ba môn chỉ còn 2.362 trường hợp, nghĩa là giảm gần một nửa so với kết quả của năm trước đó.

Số TS đạt điểm cao cũng tăng lên đáng kể. Có đến 2.838 TS đạt điểm trên 27; số thủ khoa đạt 30/30 thì tăng vọt đến chóng mặt: 39 TS. Đến nỗi có người mạnh miệng gọi đó là hiện tượng "lạm phát điểm 10", phần lớn là các TS ở phía Bắc.

Qua ba kỳ thi tuyển sinh được tổ chức bằng phương pháp “3 chung”, điểm trung bình của TS đã được nâng dần lên một cách lặng lẽ. Vì thế, chuyện cố định điểm sàn ở mức 15 điểm và công bố trước khi thi không phải là điều quá khó!

Từ thông tin này, trước kỳ thi giới chuyên môn đã dự đoán đề thi sẽ dễ hơn so với mọi năm. Và thực tế đã đúng như vậy. Liệu kết quả thi năm 2005 có làm "vui vẻ cả làng" như mong muốn hay không? Thống kê điểm thi trong thời gian tới sẽ trả lời câu hỏi đó.

(Theo Tuổi Trẻ) 

 Ý kiến của bạn về vấn đề này?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,