221
682
Tuyển sinh
tuyensinh
/giaoduc/tuyensinh/
681550
"Bộ GD-ĐT không chạy theo thầy luyện thi"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Bộ GD-ĐT không chạy theo thầy luyện thi'
,

(VietNamNet) - Đề thi ĐH môn Văn khối C và D gần sát với "tủ" của lò luyện là sự trùng lặp ngẫu nhiên. Quy trình ra đề của Bộ hoàn toàn đúng quy chế...Chiều 13/7, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD - ĐT), trưởng Ban ra đề Nguyễn An Ninh khẳng định như vậy với báo giới. 

Soạn: AM 482287 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn An Ninh

Ông Ninh khẳng định, quy trình làm đề của Bộ GD-ĐT không cho phép đưa vào những ý muốn chủ quan của người làm đề.

- Ông có thể khái quát quy trình làm đề của Bộ để chứng minh cho việc cá nhân một người có dụng ý đưa vào ý muốn chủ quan cũng khó đạt được?

Quy trình làm đề được tuân thủ theo các bước như thế này: Tổ trưởng làm đề lĩnh hội tinh thần làm đề của Bộ GD - ĐT, kiêm tra xem đề có khó quá, lắt léo không... Việc ra đề phải làm sao khai thác được những khía cạnh mới, không trùng với những cái cũ. 

Những người soạn thảo đề thực sự thì được phân công ra đề cụ thể trong khuôn khổ của chương trình như thế. Đồng thời, phải lý giải đề đó như thế nào, mức độ khó, dễ ra sao.

Đề thi của từng người được những thầy cô giáo phản biện, một mặt để cung cấp đáp án, một mặt để xem xét khó hay dễ.

Sau phản biện, các câu hỏi sẽ được tập hợp lại để không một ai có ưu thế trong đề đó. Một đề chính thức mà lại có 2 trong 3 câu trùng lặp là không ổn. Hoặc tổng hợp lại, có đến 4/6 câu trùng hợp đều không ổn. 

Tiếp đó, đề được rút thăm hoàn toàn là ngẫu nhiên; Bộ trưởng sẽ quyết định đề nào là đề chính thức. Cho nên không ai có thể nói trước được đề nào và câu hỏi gì của mình được đưa ra làm đề chính thức. Tất cả những khâu đó đảm bảo quy trình ra đề được khách quan. 

- Quy trình làm đề hiện nay có hoàn toàn loại bỏ được tiêu cực hay không?

Thực tế, mục đích đặt ra là như vậy và chúng tôi đã tiến hành làm từng bước một. Giao cho họ trách nhiệm làm đề, nếu chép y sì của năm nào đó là không được. Đây là sự trùng lặp ngẫu nhiên.

- Việc để "lọt" người luyện thi lâu năm vào Ban ra đề có sai với quy chế? Như ông khẳng định, đề chính thức được lựa chọn rất ngẫu nhiên. Vậy, nguyên nhân đề thi ĐH môn Văn khối C và D gần sát với "tủ" của lò luyện xuất phát từ đâu, thưa ông?

Dư luận phản ánh đề Văn có cán bộ của trường ĐHSP Hà Nội tham gia, nhưng tôi khẳng định không có một cán bộ nào của trường này được phân công soạn thảo đề. Nói cụ thể hơn là không có một sáng tác nào của một cá nhân của trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Còn nguyên nhân thì phải nói thế này, mức độ đề gần sát "tủ" lò luyện cũng nói lên một điều mà mình vẫn trăn trở là: cái yếu kém của đề tự luận - đây là loại đề rất dễ đoán tủ.

Bởi vì, đề ra như cách diễn đạt trong khi học và anh cứ cắt ra nhiều mảnh, cắt một cách khôn khéo thì thế nào cũng trùng.

Thành thử, việc đoán tủ trong việc thi tự luận chiếm xác suất lớn. Mà điều này Bộ GD - ĐT cũng đang tìm cách để hạn chế. Chúng tôi đưa ra phương pháp thi trắc nghiệm cũng là thế đấy...

- Rõ ràng quy trình chặt nhưng vẫn chưa loại bỏ được tiêu cực trong thi cử. Theo ông cần phải "mạnh tay" hơn ở khâu nào?

Thực tế, ta không thể làm một cái gì tuyệt đối được. Cá nhân tôi cho rằng, một khi chưa thay đổi phương pháp thi tự luận thì còn nhiều cái mang tính chất chủ quan. Phương pháp tự luận nó gắn liền với chủ quan: chủ quan của người ra đề, chủ quan của người đánh giá...Tuy nhiên, nếu thay đổi 3 câu của đề tự luận hiện nay thành 50 câu trắc nghiệm thì sẽ khác. Gốc rễ của vấn đề này là vấn đề phương pháp.

- Như ông nói , đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ông có nghĩ, lò C1 sẽ càng có uy tín hơn sau sự kiện này?

Tôi khẳng định lại là  lò C1 không có vai trò gì trong nhóm ra đề. Vấn đề có sự trùng lặp thì tôi cũng phải nói thế này: chẳng qua là họ luyện thi khéo. Làm sao Bộ quan tâm đến vấn đề đó được. Vai trò của Bộ chỉ làm đúng quy chế trong việc ra đề và quy trình ra đề...

- Tiêu chí nào để lựa chọn người ra đề để tránh trùng lặp, không sao chép các đề đã ra như quy định đặt ra?

Bộ yêu cầu các trường giới thiệu những người giỏi để ra đề chứ  không bao giờ đi đến những lò luyện thi để tìm người.

Thống kê tất cả các lò trên toàn quốc thì sẽ biết các lò đối phó như thế nào. "Nó" (lò luyện thi) tồn tại được là vì đều có những mánh khóe riêng để thu hút học sinh. Có thể, trong nhiều lần đoán sẽ có lần trúng. Bộ đâu phải chạy theo mấy ông ôn luyện để ra đề.

- Xin cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (ghi) 

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,