221
682
Tuyển sinh
tuyensinh
/giaoduc/tuyensinh/
73994
Nhận diện "trùm" đường dây thi thuê ĐH
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Nhận diện 'trùm' đường dây thi thuê ĐH
,
 

Trùm luôn bận rộn với điện thoại

Lúc nào "trùm" Trịnh Long Hòa (L.H) cũng bận rộn vì phải đi "công tác" liên tục, lúc nào y cũng phải cảnh giác với những gì đang xảy ra xung quanh mình, lúc nào cũng phải tính toán để "ra kèo" với thân chủ, với “gà" và cuối cùng lúc nào gã cũng phải đề phòng "đồng nghiệp" chơi xỏ! Với những mưu chước khôn ngoan trong "tác chiến", lọc lõi trong giới thi thuê, L.H. đã thu phục không ít “gà” về dưới trướng của mình...
 

Mánh lới của trùm

 

Thật khó để moi được giá tiền chính xác mà L.H nhận từ phụ huynh. Chỉ biết được giá của một hợp đồng thi thuê sẽ là con số hàng chục triệu đồng, thậm chí như một trường hợp thi vào Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Y tế TP HCM, khi vui miệng L.H nói đã nhận khoảng 10.000 USD.

 

 "Chiêu độc" để nâng giá là câu nói cửa miệng của L.H: "Cơm chưa nấu thì gạo vẫn còn đó”. Nghĩa là ví dụ năm nay bắt "kèo" giá 50 triệu nhưng nhắm khó nuốt (vì không tìm được "gà chiến"), L.H. từ chối. Chắc chắn năm sau mối này lại tự tìm đến L.H. để đề nghị tiếp tục giúp đỡ. Lúc đó, căn cứ vào quyết tâm của người thuê mà ra giá cao hơn. L.H. khẳng định không bao giờ lo mất mối khi phụ huynh đã có ý thuê mình. Lý do? Những phụ huynh này vẫn quyết chí cho con vào đại học nhưng khổ nỗi sức học của con mình quá kém và chỉ biết một cách duy nhất là chờ và... chờ.

 

Khi ký kết hợp đồng, L.H. sẽ cùng phụ huynh ra ngân hàng mở tài khoản. Khi trúng tuyển, cả hai sẽ cùng ra ngân hàng để phụ huynh thanh toán cho L.H, còn nếu trượt số tiền này sẽ được trả cho phụ huynh. Tại sao lại mở tài khoản? Đó cũng là bản chất "cáo già" của L. H. Theo L.H., đã có nhiều người khác nhận tiền trước rồi tiêu xài hết, thi không trúng tuyển lại không có tiền trả đã khiến nhiều phụ huynh mất tin tưởng mặc dù chẳng ai dám mang hợp đồng này đi kiện cả. Mở tài khoản chung khiến phụ huynh yên tâm và quyết tâm hơn.

 

Một hành động khác của L.H cũng chứng tỏ sự khôn khéo của y trong "nghề tổ chức thi thuê” này là làm giấy tờ giả ở nhiều nơi khác nhau. Theo L.H., nếu làm ở một chỗ sợ người ta thấy mình làm ăn dễ quá mà sinh ghen tị, khiến giấy tờ giả xấu đi, nhìn là biết giấy giả, tất nhiên dễ bị lộ và... sập tiệm. Vì thế L.H. đã rải ra làm giả tờ giá ở nhiều chỗ để ai cũng biết là mỗi năm L.H. cũng chỉ kiếm vài ba mối đủ sống thôi nên sẽ không ai nỡ hại mình (!)

 

Nuôi và săn "gà"

 

Một trong những chiêu táo bạo của L.H. là dám đi "cài độ” SV thi thuê ngay tại các trung tâm gia sư. Sỡ dĩ L.H. không sợ bị tố cáo vì theo lời một số "gà" thi thuê, nếu họ không nhận lời thì cũng chẳng để ý gì đến chuyện đó.

 

Tại một số trung tâm gia sư như C ở Bình Thạnh, T ở Tân Bình cũng thường xuyên cung cấp “gà” cho L.H. Một trong những tiêu chí đầu tiên trong việc tuyển mộ “gà” của L.H là phải tìm được “gà chiến", thường có thể làm bài vượt điểm chuẩn từ 4 - 5 điểm mới an tâm. Và để chắc ăn, nếu là "gà" của các trung tâm gia sư cung cấp, các trung tâm này sẽ đảm nhiệm phần kiểm tra trình độ, còn nếu là "gà” tự do thì chính L.H. sẽ kiểm tra. Tất nhiên các trung tâm cung cấp "gà" cũng được trả tiền hoa hồng tương đối hậu hĩnh, khoảng 1 triệu đồng/"gà".

 

 

Trong giới thi thuê vẫn còn nhắc đến tay trùm tên L. ở trung tâm gia sư H (Q.Tân Bình) năm ngoái trúng năm "kèo" và tậu ngay một chiếc Avenis (?!)

 

Qua tìm hiểu, chỉ riêng L.H. năm nay đã nắm gần 30 mối vào ĐH, trong đó có bốn "gà” mà nếu không có sự xuất hiện của loạt bài điều tra này có lẽ đã lên đường đến cụm thi Qui Nhơn ngày 1/7. Ngoài số lượng thí sinh cần thi thuê theo kiểu "cơm chưa nấu thì gạo vẫn còn", L.H. còn một chiêu độc trong cách chiêu sinh là quảng cáo với lời lẽ bảo đám chắc nịch: "học sinh trung bình vẫn có thể đậu ĐH".

 

Theo L.H., hiện nhiều trung tâm dạng này là nguồn cung cấp thí sinh chính cho hoạt động của L.H... Điều này cũng có thể lý giải phần nào những khoản học phí đến vài chục triệu đồng mà những học viên "đổ" vào các trung tâm luyện thi, tất nhiên nếu chỉ để luyện thì cái giá này khó có học viên nào chấp nhận.

 

"Gà" cũng đá nhau

 

Để đảm bảo hơn, không ít “gà” còn được trùm  “nuôi” từ đầu năm cho cứng cáp mới tung “đi đấu”. Tuy nhiên, cũng có khi xui xẻo, gặp "gà" của một tay trùm khác cài vào để phá uy tín của nhau thì coi như đi tong bởi các "gà" này vào phòng thi chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là... ngủ(!). Chính L.H. đã kể về những vụ như một "gà" nữ dù đã được tuyển kĩ (trình độ) nhưng thi cả ba môn đều 0 điểm, hay một trường hợp "đồng đẳng" (làm nhiều hồ sơ giả cùng tên cho các "gà" ngồi gần nhau để "chăm" cho một "gà" chính) nhưng vẫn trượt.

 

Một lần L.H. cho biết hiện ở TP.HCM có khoảng 20 đường dây tương tự như đương dây của y, tuy số lượng "gà" từng nơi nhiều ít khác nhau. Thế nhưng những khoản lợi từ những đường dây vào đại học theo kiểu này rất lớn.

 

Cuối cùng thật xót xa khi nghe những tay cò, trùm kể vẫn thường có nhà giàu K, quan chức V, giám đốc X cạy cục ký hợp đồng để con mình được vào ĐH bằng mọi giá. Có cầu ắt có cung, qui luật muôn đời của cuộc sống là vậy. Cho đến bây giờ thật khó xác định  được những ai đang ngồi trên ghế giảng đường bằng tiền, và đó cũng là sự bất công khi hàng trăm ngàn sĩ tử khác đang nhọc nhằn ngày đêm rèn luyện để bước vào ĐH bằng chính đôi chân của mình.

 

(Theo Tuổi Trẻ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,