221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
599408
Đâu rồi học sinh giỏi toán "ngày xưa"?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Đâu rồi học sinh giỏi toán 'ngày xưa'?
,

Đâu rồi những học sinh giỏi toán “ngày xưa”? Ở nước ta, chưa có một cơ quan nào theo dõi những tài năng trẻ đó, để biết rõ họ hiện đang ở đâu, làm gì, đang được sử dụng và đãi ngộ ra sao?

Những nhà khoa học từng là “dân” chuyên toán

Giám đốc ĐHQG Hà Nội là GS. TSKH Đào Trọng Thi. Anh vốn là học sinh khóa 2 khối Phổ thông chuyên toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (gọi tắt là khối Chuyên toán Tổng hợp). Anh đã gây tiếng vang lớn khi bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ, rồi tiến sĩ khoa học tại trường Lomonosov (Nga).

TS Lê Bá Khánh Trình, Giải đặc biệt tại IMO 1979 ở Luân Đôn (Anh), hiện là Trưởng khoa Toán - Tin ĐHKH -TN TPHCM

Cách giải độc đáo Bài toán Plateau, một “bài toán thế kỷ” của anh đã được đăng tải liên tục trên các tạp chí toán học lớn ở Liên Xô (cũ), Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức… trong những năm 1977-1984. Bộ Từ điển bách khoa toán học xuất bản tại Liên Xô thời ấy giới thiệu tên tuổi Đào Trọng Thi như một tác giả chính của Bài toán biến phân nhiều chiều...

GS. TSKH Nguyễn Văn Mậu, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội cũng từng là một học sinh chuyên toán. Thầy Mậu có công trực tiếp dạy dỗ nhiều học sinh giỏi toán nước ta; đã nhiều lần đưa đội tuyển nước ta đi thi toán quốc tế.

GS. TSKH Trần Văn Nhung, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, cũng đã trưởng thành từ khóa 1 khối Chuyên toán Tổng hợp. GS. TSKH Hoàng Ngọc Hà, Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ GD-ĐT cũng đã có thời học Khối Chuyên toán Tổng hợp, rồi trở thành vị giáo sư trẻ tuổi nhất nước ta (khi mới 38 tuổi).

Ở Viện Toán học, có GS. TSKH Ngô Việt Trung, năm 2000 đã được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba và được quốc tế đánh giá là “một trong những nhà đại số hàng đầu thế giới”. Anh Trung vốn là học sinh chuyên toán trường Chu Văn An (Hà Nội); năm 1969 giành giải nhất Olympic Toán Quốc gia (năm ấy, nước ta chưa dự thi toán quốc tế). Anh Lê Tuấn Hoa, GS. TSKH, Phó Viện trưởng và Nguyễn Đình Công, PGS. TSKH, Phó Viện trưởng Viện Toán học vốn cũng là học sinh chuyên toán.

Còn tại Viện Công nghệ thông tin, có PGS. TS Lê Hải Khôi, Viện trưởng, cũng từng là học sinh khối Chuyên toán Tổng hợp, cùng một khóa với anh Hoàng Ngọc Hà. Ở Viện Cơ học, có GS. TSKH Nguyễn Đông Anh, Chủ tịch Hội đồng khoa học của viện này.

Thời học sinh, anh Đông Anh đã học tại khối Chuyên toán Tổng hợp. Học sinh Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương vàng tại IMO năm 1974 ở Berlin, CHDC Đức – TS Hoàng Lê Minh, nay là Phó Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông TP.HCM. Còn TS Lê Bá Khánh Trình, người nổi tiếng do đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 42/42 và giải đặc biệt về lời giải độc đáo tại IMO 1979 ở Luân Đôn (Vương quốc Anh) nay là trưởng khoa Toán – Tin học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.

Nếu có dịp ra nước ngoài, chúng ta còn có thể gặp nhiều giáo sư, tiến sĩ toán học và vật lý có tiếng ở Mỹ, Pháp, Đức, Ba Lan, Nhật Bản... vốn cũng là học sinh chuyên toán như các anh Vũ Kim Tuấn, Lê Tự Quốc Thắng, Phạm Hữu Tiệp, Đàm Thanh Sơn (Mỹ), Ngô Bảo Châu, Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thị Hà Dương, Ngô Đắc Tuấn, Phan Dương Hiệu (Pháp), Phạm Lê Kiên, Lê Hồng Vân (Đức), Nguyễn Hồng Thái (Ba Lan), Phan Thiên Thạch (Nhật Bản).

Mới đây, Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng Giáo sư Gérard Laumon ở Đại học Paris đã được tặng Giải thưởng Nghiên cứu của Viện Toán học Clay (Mỹ) về một công trình được coi là xuất sắc nhất trong số hàng chục nghìn công trình toán học công bố trên toàn thế giới năm 2004.

Anh Bảo Châu vốn là học sinh chuyên toán Tổng hợp, từng hai lần đoạt Huy chương vàng IMO ở Australia và CHLB Đức khi 16 tuổi và 17 tuổi. Thành tựu toán học đỉnh cao của anh chứng tỏ, nếu được phát hiện và bồi dưỡng tốt, tuổi trẻ nước ta rất có thể vươn tới những đỉnh cao khoa học và công nghệ, như Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hằng mong đợi.

Sử dụng và đãi ngộ người tài ra sao?


Vấn đề phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, chúng ta làm khá tốt nhưng làm sao để sử dụng hiệu quả cũng như tạo được môi trường tốt nhất cho các nhân tài này phát triển và phát huy được là chuyện chúng ta còn phải học hỏi và cố gắng nhiều. Ở đây không đơn thuần chỉ là tiền lương, tiền trợ cấp đề tài nghiên cứu, nhà ở, phương tiện đi lại, mà còn là thái độ ân cần, trọng thị, “biết người, biết của”, hết sức tránh tình trạng... “lẫn lộn vàng thau”!

Liệu một tài năng Toán học như Ngô Bảo Châu, Ngô Đắc Tuấn hay một tài năng vật lý như Đàm Thanh Sơn, Phạm Lê Kiên, nếu về nước, có được công nhận chức danh giáo sư đại học khi mới trên dưới 30 tuổi? Hay vẫn cứ phải “tuần tự như tiến”, “sống lâu lên lão làng”! Phải làm sao thắng được sức ỳ thâm căn cố đế của nếp nghĩ, thói quen “hàng ngang đều bước” gây khó khăn cho sự bứt phá ngoạn mục của các tài năng?

Ngày nay, xã hội ta đã có cái nhìn thoáng và trọng thị hơn đối với những người, vì lý do này hay lý do khác, phải làm việc ở nước ngoài. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc, và bằng cách riêng của mình, vẫn có những đóng góp đáng trân trọng cho Tổ quốc.

Để tạo thuận lợi cho những người tài Việt Nam đang ở nước ngoài dễ dàng về nước làm việc, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có thể áp dụng chế độ hai quốc tịch như nhiều nước đã áp dụng? Và cách thu hút, sử dụng nhân tài của nước bạn Trung Quốc để phát triển đất nước rất đáng để chúng ta phải học hỏi.

  • Hàm Châu (theo Sài Gòn Giải Phóng)

Đâu có "mất hút"

Phóng viên: Cá nhân ông nghĩ sao khi một bộ phận dư luận dùng từ “mất hút” khi nói đến một số bạn trẻ được báo chí giới thiệu trước đây?

Nhà báo Hàm Châu: Đúng là về sau, tên tuổi những bạn trẻ ấy ít thấy xuất hiện trên báo, đài. Cũng dễ hiểu thôi! Công việc của người làm khoa học thường thầm lặng “trong bóng tối”, đâu có giống công việc của các hoa hậu, người mẫu, ca sĩ dưới ánh đèn sân khấu, hay công việc của cầu thủ bóng đá, phóng viên, diễn viên thường phô ra trước mắt quần chúng! Họ hiếm có cơ hội để được bàn dân thiên hạ nhẵn mặt, thuộc tên. Họ viết các công trình chỉ để đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành, thường bằng tiếng Anh, chứ đâu có đăng trên các báo hằng ngày, hằng tuần tiếng Việt trong nước! Nhiều người trong bọn họ vẫn lặng lẽ, cần mẫn lao động khoa học đấy chứ, đâu có... “mất hút”!

Có bạn tỏ ra “thất vọng” đối với anh Lê Bá Khánh Trình. Tôi nghĩ, anh đâu đến nỗi để ta phải thất vọng! Tiến sĩ toán học, Chủ nhiệm Khoa Toán ở một trường đại học lớn tại TP Hồ Chí Minh, anh có những đóng góp đáng trân trọng lắm chứ. Thử hỏi ta đã làm được gì hơn anh? (trích bài báo "Hàm Châu, người dựng tượng các nhà khoa học bằng ngôn ngữ", Pháp Luật TP.HCM)

Đón đọc: Gặp gỡ Lê Bá Khánh Trình và Ngô Việt Trung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,