221
12031
TP.HCM
hcm
/hcm/
1300348
Nghịch cảnh ở “vựa cá đồng” lớn nhất Việt Nam
0
Article
null
Nghịch cảnh ở “vựa cá đồng” lớn nhất Việt Nam
,

- An Giang vốn nổi tiếng là tỉnh có sản lượng thủy sản nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, đặc biệt là cá đồng mùa nước nổi. Thế nhưng, giờ đây, người dân xứ này tìm con cá đồng cũng đỏ con mắt, nhiều nguời phải chạy sang tận Camphuchia thuê “lô” bắt cá.

[video(19793)]

TIN LIÊN QUAN


Trước chục tấn, nay chục kg
“Hồi đó, cứ sáng sớm là dân đánh cá kéo ghe xuồng chở cá về đây tấp nập. Hầu như quanh năm đều có cá đồng, vào mùa nước nổi thì mỗi ngày cá chở về chợ lên đến cả chục tấn…”- chị Lê Thị Lúa, người bán cá có gần 20 năm ở chợ Ba Thê (thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang) – nơi được xem là đầu mối tiêu thụ cá đồng của vùng tứ giác Long Xuyên, nhớ lại hình ảnh mua bán cá đồng ở cái chợ này trước đây với giọng xa lắc xa lơ.

Chợ Ba Thê từng là đầu mối cá đồng thì nay chủ yếu bán cá biển

Chỉ tay về hướng bờ sông cuối chợ Ba Thê, chị Lúa nói tiếp: “Đã tháng 7 âm lịch rồi mà có thấy xuồng ghe gì đến bỏ mối cá đâu. Bây giờ ở chợ này bán chưa tới 10kg cá đồng, mà làm gì có được cá lóc, cá rô, chủ yếu là mấy loại cá linh tinh thôi”.

Bao nhiêu năm gắn bó với con cá đồng, giờ đây, chị Lúa và nhiều người bán cá ở chợ Ba Thê phải chuyển sang bán gà, vịt.

“Ngày xưa, cá đồng là loại thức ăn dân dã nhưng bây giờ lại trở nên quý hiếm, có tiền chưa chắc gì mua được con cá lóc, cá rô đồng loại ngon để mà ăn”, chị Dương Thị Năm, một người bán cá có thâm niên, chép miệng, nói.

Các bến ghe thuyền tập trung bán cá cũng đìu hiu

Từ Ba Thê đi dọc theo Tỉnh lộ 943, chúng tôi tìm đến chợ Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) – nơi trước đây cũng nổi tiếng bán nhiều loại đặc sản đồng quê. Nhưng đi sâu vào chợ cá, trước mắt tôi là một khung cảnh… vắng tanh. Cả khu chợ chỉ có vỏn vẹn… 3 người bán cá.

Nghe hỏi về cá đồng, chị Trần Thị Tâm, bán cá gần chục năm, cười buồn: “Giờ ở chợ này chú kiếm mua… tép “riu” còn khó nói chi đến cá đồng. Hôm nào may mắn thì có mấy người cào cá đến giao được vài ký, có hôm thì chẳng có con cá nào. Cách nay khoảng 3 – 4 năm, chỉ những người đi đồng mỗi ngày cũng mang được cả trăm ký cá ra bán rồi, những người đánh bắt thì càng nhiều hơn nữa”.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Cá tôm cạn kiệt, người dân ở An Giang phải sang Camphuchia thuê "lô" (diện tích mặt nước được ngăn ra) để khai thác cá.


Chị Tâm cho biết, do cá đồng ngày càng ít nên giá bán khá cao. Nếu như trước đây, cá lóc, cá trê đồng (loại từ 3 – 4 con/kg) có giá khoảng 20.000 đồng/kg thì hiện nay đã tăng lên gấp 3 lần.

Rảo một vòng quanh các chợ từng bán nhiều cá đồng ở các huyện Tri Tôn, An Phú, Châu Thành, Phú Tân… cũng bắt gặp cảnh đìu hiu như chợ Tân Tuyến. Ngay ở thành phố Long Xuyên, chợ Bà Khen vốn nổi tiếng với nhiều loại cá đồng tươi ngon thì nay cũng trở nên ít ỏi… Những người muốn ăn cá đồng ngon ngoài tốn nhiều tiền thì còn phải có tính… kiên nhẫn và chờ đợi.

Tận diệt cá đồng
Dọc theo các con sông nhỏ, sông lớn, kênh, rạch trên địa bàn An Giang, chúng tôi bắt gặp rất nhiều ghe cào dùng xung điện bắt cá. Còn trên đồng nước thì dớn, lưới “đa năng” (thiết kế nhiều kích cỡ mắt lưới để bắt nhiều loại cá) được bủa dày đặc, ao hầm, mương ruộng thì nguời dân dùng xuyệt điện … Mọi thứ đều bủa vây – tiêu diệt con cá.

Dùng ghe cào gắn xung điện để bắt cá rất phổ biến

“Sản lượng thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh đã giảm đi rất nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân do ngư dân dùng ngư cụ có kích thước quá nhỏ so với quy định. Chưa hết, họ còn xung điện để bắt cá …”, ông Trần Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản An Giang, xác nhận về thực tế buồn ở địa phương này.

Điều đáng lo ngại là đa phần những hộ tham gia đánh bắt thủy sản đều có hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa thấp nên thường tận diệt cá đồng để mưu sinh chứ không có ý thức bảo vệ. Ông Trần Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản An Giang, cho biết, qua khảo sát 3.400 hộ tham gia đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh thì có đến 61,6% số hộ không có đất sản xuất, còn về trình độ văn hóa thì tỷ lệ thất học trên 20%.

Chiếc te này nếu gắn điện vào thì đến con cá lòng tong cũng khó thoát

Theo thống kê chưa đầy đủ của Chi cục thủy sản An Giang, huyện Châu Thành là địa phương có số hộ sử dụng ghe cào điện nhiều nhất tỉnh với khoảng 80 ghe, tập trung ở xã Cần Đăng, Bình Hòa. Tính chung trên địa bàn tỉnh, vẫn còn trên 3.200 hộ làm nghề đặt dớn bắt cá con, khoảng 1.500 hộ sử dụng ghe cào cá, hơn 1.100 hộ dùng lưới rùng kéo cá, hơn 13.000 người tham gia giăng lưới…

Nghiêm trọng nhất là có khoảng 2.000 hộ dùng xuyệt điện bắt cá. Đây bị xem là dụng cụ bắt cá nguy hiểm vì chẳng những tận diệt cá bố mẹ mà còn gây chết cá con và nhiều thuỷ sinh khác.

Hình ảnh dùng xuyệt điện bắt cá không khó tìm thấy ở An Giang

Trong khi nguồn cá đồng ở An Giang cạn kiệt thì bên nước bạn Campuchia, ở những nơi giáp biên giới An Giang cá tôm trong mùa lũ nhiều vô số kể.

Nhiều người dân An Giang qua Camphuchia thuê lô (diện tích mặt nước được ngăn ra) để khai thác cá, cho biết, trong 3 tháng đầu mùa lũ người dân Campuchia không được quyền đánh bắt thủy sản. Những người muốn khai thác thuỷ sản với qui mô lớn thì phải có nhiệm vụ mua cá giống thả ra tự nhiên. Khi khai thác không được bắt cá nhỏ theo...

Cách làm này không chỉ bảo vệ được nguồn lợi thuỷ mà còn làm cho con tôm con cá ở Camphuchia sinh sôi ngày càng nhiều.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) An Giang, sản lượng đánh bắt thủy sản trên toàn tỉnh trong năm 2009 chỉ đạt trên 40.000 tấn, trong đó, sản lượng đánh bắt cá khoảng 30.000 tấn, chỉ bằng 1/2 so với năm 2002 và bằng 1/3 sản lượng năm 2000.

Đánh bắt bừa bãi bằng các ngư cụ cấm, cùng với môi trường sinh sản, môi trường sống ngày càng bị thu hẹp đã và đang làm sản lượng cá tự nhiên ở An Giang suy giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thật sự hiệu quả. Trong năm 2009, các ngành chức năng của tỉnh chỉ xử phạt được 29 vụ dùng điện bắt cá, tịch thu 71 đú dớn, 2 lưới kéo…

  • Núi Trọi

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Người Hà Nội co ro trong lạnh đầu mùa
Người Hà Nội co ro trong lạnh đầu mùa

(VietNamNet) - Hà Nội đang vào đợt lạnh đầu mùa. Người già co ro bên hồ buổi sớm, giới trẻ thích thú chụp ảnh trong gió rét.

Hà Nội: Cột điện gục giữa phố hàng tháng trời
Hà Nội: Cột điện gục giữa phố hàng tháng trời

2 trong số 4 trụ sắt đã gãy rời hoàn toàn, làm cả cây cột điện đổ nghiêng về dốc La-pho (quận Ba Đình, Hà Nội).

Hà Nội: Hố “tử thần” há mồm chờ xe buýt
Hà Nội: Hố “tử thần” há mồm chờ xe buýt

(VietNamNet)- Xuất hiện với mật độ…dày đặc, hàng loạt hố “tử thần” đang há mồm chờ xe buýt trên đường Nguyễn Trãi.

Về từ đáy sông Lam
Về từ đáy sông Lam

Cả ngày 21/10, cả khu vực xã Xuân Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đặc kín. Cả biển người lặng đi trong tiếng khóc đến xé lòng.

,
,
,