221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1320073
Trồng răng cho... chuột
0
Article
null
Trồng răng cho... chuột
,

Trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science đăng một công trình kỳ lạ của các nhà khoa học Trường ĐH Tokyo. Họ đã trồng lại những chiếc răng đã rụng cho.. chuột. Và rất có thể chẳng bao lâu nữa thành công này sẽ được áp dụng phổ biến tại các phòng “Răng Hàm Mặt” các nước.

Nhóm các nhà khoa học Trường ĐH Tokyo do Takashi Sudzi đứng đầu đã nghiên cứu các tế bào phôi tạo ra răng trong cơ thể chuột. Sau khi lấy những tế bào này từ phôi chuột, họ tách chúng ra thành hai loại - tế bào biểu mô và tế bào trung mô – sau đó lại kết hợp chúng thành mô răng của phôi

Ông Takashi Sudzi giải thích: “Chúng tôi làm thế để chứng minh rằng, trong trường hợp người, thay vì những tế bào của phôi, có thể dùng các tế bào gốc đã lập trình và lập trình lại một lần nữa ở dạng khác nhau của tế bào phôi, sau đó trên cơ sở của chúng, tạo ra các mô phôi để trồng răng”. Sau một vài ngày, nuôi các mô phôi trong môi trường dinh dưỡng, các nhà khoa học lại cấy cho chuột vào chính chỗ của răng gốc đã nhổ đi.

 

Những con chuột đã được các nhà khoa học trồng lại răng. Ảnh minh họa.

36 ngày sau, những chiếc răng đầu tiên xuất hiện, và 49 ngày thì răng đã đạt được kích thước bình thường tại vị trí cũ, trở thành răng tự nhiên để nhai thức ăn. Cấu tạo và tính chất của răng mới rất giống răng tự nhiên, tuy cũng có thể khác chút ít về hình dạng. Chắc chắn họ sẽ điều chỉnh lại được để giống hệt răng cũ.

Các nhà khoa học còn tính đến cả việc phát triển một chiếc răng mới cũng giống như bất cứ một cơ phận nào khác cũng diễn ra trong sự “bao vây” của các mô khác. Ngoài ra, răng có cấu tạo phức tạp và sự phát triển các bộ phận trong một chiếc răng phải đồng bộ. Ví dụ sự phát triển của men răng chẳng hạn không thể vượt quá sự phát triển của các mạch máu và thần kinh bên trong chân răng.

Nói rộng ra, sự phát triển của bất kỳ cơ phận nào cũng cần cũng cần có “sự đồng thuận” của các tế bào, ở từng giai đoạn, chúng phải chờ đợi nhau trong quá trình chuyên biệt hoá. Hệ miễn dịch cũng vậy, phải chờ đón các cơ phận đang phát triển. Nó có “nghĩa vụ” phải nhận diện các tế bào lạ, coi chúng là các nhân tố gây nguy hiểm.

  • B.C
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,
,
Những “kẻ khổng lồ” trong thế giới côn trùng
Những “kẻ khổng lồ” trong thế giới côn trùng

Nói đến côn trùng người ta thường nghĩ tới những động vật rất nhỏ bé. Nhưng sự thực không hoàn toàn như vậy.

Những di sản văn hoá thế giới có nguy cơ biến mất
Những di sản văn hoá thế giới có nguy cơ biến mất

Các di sản văn hóa thế giới như nhà thờ thánh Volodymyr Cathedral, thành phố cổ Lamu,... đang có nguy cơ biến mất do sự tàn phá của thiên nhiên và con người.

Giải mã những bí ẩn khoa học thường ngày
Giải mã những bí ẩn khoa học thường ngày

Lâu nay, nhiều người vẫn truyền nhau những kiến thức rằng, trong không gian không có trọng lực hay sét không bao giờ đánh 2 lần ở cùng một chỗ,...Thực tế có đúng như vậy?

Ấn tượng thế giới tự nhiên qua ảnh
Ấn tượng thế giới tự nhiên qua ảnh

Những bức ảnh đầy ấn tượng về một thế giới tự nhiên đa dạng, sống động và vô cùng bí ẩn.

,
,
,