,
221
12040
Khoa học Công nghệ Việt Nam 2010: Hội nhập và phát triển
KHCNVietnam2010
/khoahoc/event/12040/
1318578
Muốn bứt phá, cần đầu tư thêm cho KHCN
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Muốn bứt phá, cần đầu tư thêm cho KHCN

Cập nhật lúc 17:08, Thứ Hai, 08/11/2010 (GMT+7)
,
Từ 2006 - 2010, mỗi năm nhà nước chi 2% tổng ngân sách cho hoạt động KHCN, tuy nhiên, mức đầu tư này còn quá nhỏ bé so với khu vực và thế giới.

Mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước tương đương với 0,5-0,6% GDP. Cho đến nay, ngân sách nhà nước vẫn là nguồn đầu tư chính cho hoạt động KHCN, chiếm tới 65-70% tổng đầu tư của toàn xã hội. Ước tính, mức đầu tư của toàn xã hội cho hoạt động KHCN Việt Nam đạt khoảng 1% GDP.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức đầu tư này của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Hàng năm, Trung Quốc đầu tư cho nghiên cứu - triển khai KHCN mức 1,5% GDP, Hàn Quốc là 4,5% GDP, CHLB Đức là 3%GDP.

Tuy nhiên, trong 5 năm qua, nhà nước đã có nhiều hoạt động hỗ trợ giúp một số lĩnh vực KHCN Việt Nam có bước phát triển vượt bậc.

Nếu như trong giai đoạn 2001-2005, chỉ có 12% tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) phù hợp với các tiêu chuẩn đo lường quốc tế thì trong giai đoạn 2006-2010, các hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chứng nhận và quản lý chất lượng của nhà nước góp phần quan trọng trong việc tháo bỏ các hàng rào kỹ thuật, giúp doanh nghiệp Việt Nam hội nhập với thế giới. Đến nay, đã có 45% TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước hội nhập, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường đã được triển khai. Đáng chú ý phải kể đến chợ công nghệ và thiết bị Techmart. Từ năm 2006 đến nay, Bộ KHCN đã phối hợp cùng các bộ ngành tổ chức được 4 kỳ Techmart quy mô quốc gia và quốc tế, hàng chục Techmart quy mô vùng, huy động được hơn 3000 đơn vị tham gia với 4598 gian hàng chào bán 14235 công nghệ và thiết bị với tổng giá trị hợp đồng mua bán đạt 4.191 tỷ đồng. Chợ công nghệ và thiết bị được coi là một trong những giải pháp gắn kết nhà khoa học, nhà quản lý với nhà kinh doanh, sản xuất, giúp thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình tạo lập và phát triển thị trường công nghệ.

Việc chứng nhận sở hữu trí tuệ cũng làm thêm giá trị hàng hóa và tính cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đã được thị trường chấp nhận với giá bán tăng và cao hơn so với sản phẩm cùng loại: vải thiều Lục Ngạn, tám xoan Hải Hậu, hoa hồi Lạng Sơn...

Ngoài ra, nhà nước cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KHCN theo hướng chủ động hơn, phục vụ thiết thực các vấn đề trong nước. Các hội thảo quốc tế thường xuyên được tổ chức giúp Việt Nam thu thập, phân tích thông tin trong quá trình xem xét xây dựng chủ trương. Chính phủ đã kí kết nhiều văn bản hợp tác quốc tế quan trọng và tham gia tích cực vào quá trình đàm phán các điều ước quốc tế mới về kinh tế với các nước và khu vực.

Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo, cơ sở vật chất và đầu tư kinh phí cho KHCN còn hạn hẹp, nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện khi cơ chế quản lý kinh tế đang trong quá trình đổi mới thì những kết quả đạt được trong thời gian qua là đáng trân trọng và ghi nhận.

  • Diệu Minh
,

Tin khác

Tin khác của 'Khoa học Công nghệ Việt Nam 2010: Hội nhập và phát triển'

,
,