,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
726196
Phương pháp tăng tốc sản xuất vắc-xin ngừa cúm gia cầm
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Phương pháp tăng tốc sản xuất vắc-xin ngừa cúm gia cầm

Cập nhật lúc 00:12, Thứ Tư, 02/11/2005 (GMT+7)
,

Góp phần vào nỗ lực phòng chống đại dịch cúm gia cầm trên thế giới, các nhà nghiên cứu Mỹ và Nhật Bản đã tìm ra phương pháp sản xuất vắc-xin nhanh và dễ dàng hơn.

Soạn: AM 605033 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS Yoshihiro Kawaoka (phải) và một kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật di truyền nghịch để xáo trộn ADN của virus. Sau đó, vi-rút bị biến đổi được cấy vào tế bào, chẳng hạn như tế bào thận khỉ hoặc trứng gà, để tạo ra vắc-xin. Vắc-xin này không làm con người ốm mà giúp hệ miễn dịch chuẩn bị nhận dạng và tấn công vi-rút nếu vi-rút lây nhiễm sang người.

Tuy nhiên, kỹ thuật di truyền nghịch thường đòi hỏi phải sử dụng 12 plasmids, các phân tử cần để mang gien vi-rút vào các dòng tế bào thận khỉ. Do vậy, nhiều phòng thí nghiệm gặp khó khăn trong việc bào chế vắc-xin cúm gia cầm theo cách đó.

Cùng với các đồng nghiệp tại ĐH Tokyo, các nhà khoa hoc thuộc ĐH Wisconsin-Madison (Mỹ) đã cải tiến kỹ thuật nói trên để làm nó nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. Theo phương pháp mới, chỉ cần dùng ba plasmids, do vậy giúp nhiều phòng thí nghiệm sản xuất được vắc-xin và sản xuất với tốc độ nhanh hơn. TS Yoshihiro Kawaoka, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: ''Giảm số plasmids sẽ giúp tăng năng suất của quá trình sản xuất vắc-xin''.

Theo TS Wendy Barclay thuộc ĐH Reading, người đang nghiên cứu vắc-xin cúm, kỹ thuật di truyền nghịch cực kỳ quan trọng trong việc sản xuất vắc xin ngừa các chủng vi-rút cúm gia cầm nguy hiểm. Kỹ thuật này đã được sử dụng để sản xuất một số loại vắc-xin cúm gia cầm và những vắc-xin đó đang được thử nghiệm. Giảm số plasmids cần dùng sẽ làm tăng năng lực sản xuất.

  • Minh Sơn (Tổng hợp từ BBC, Wisconsin State Journal, Newswire)
,
,