,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
650872
Trung Quốc phủ nhận người tử vong do H5N1
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Trung Quốc phủ nhận người tử vong do H5N1

Cập nhật lúc 12:30, Thứ Sáu, 27/05/2005 (GMT+7)
,

Hôm 26/5, các quan chức Trung Quốc đã phủ nhận một số thông tin cho rằng cúm gia cầm H5N1 đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 người ở miền Tây nước này.

Các nhân viên y tế ở Thanh Hải đang tiệt trùng xe ôtô ra vào tỉnh này.

Tờ báo điện tử tiếng Trung Quốc Boxun đưa tin hôm 25/5: 121 người tại 18 làng ở tỉnh Thanh Hải đã tử vong do cúm gia cầm. Nhiều người nữa bị ốm và khoảng 1.300 người đã bị cách ly. Cũng theo Boxun, thông tin về số người tử vong do 9 phóng viên tại Thanh Hải cung cấp. Những người bị ốm đã tới thăm khu bảo tồn thiên nhiên nơi ngỗng đầu kẻ chết do H5N1. Ngoài ra, còn có nhiều vật nuôi tử vong trong khu vực này. Mặc dù vậy, Boxun khuyến cáo rằng những thông tin trên chưa được xác minh.

Một ngày sau đó, Tân Hoa Xã đã phủ nhận mọi ca nhiễm H5N1 ở người tại vùng này. Những người tiếp xúc với chim hoang dã mang H5N1 không bị viêm phổi cũng như cúm. Một đoàn chuyên gia đã tới Thanh Hải ngay sau khi H5N1 được phát hiện ở ngỗng hoang dã di trú tại một khu bảo tồn tự nhiên. Tân Hoa Xã cũng đưa tin chính quyền địa phương đã tăng cường kiểm soát bệnh dịch bằng cách giám sát chặt chẽ mọi ca viêm phổi, cúm ở người, chim nước và vật nuôi.

Cho tới nay, chưa có thông tin chính thức về người nhiễm H5N1 tại Trung Quốc, mới chỉ có thông báo về người nhiễm tại Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Trong năm 2004, Trung Quốc đã thông báo 50 điểm có dịch H5N1 ở gia cầm, từ tỉnh Quảng Đông ở Đông Nam cho tới Tây Tạng. Một số chuyên gia lo ngại virus lưu hành ở nhiều địa điểm nữa. Dịch bệnh ở những địa điểm đó có lẽ đã không được thông báo hoặc không thể dò thấy virus do gia cầm được tiêm vắc-xin H5N1.

Trong một diễn biến khác, một số chuyên gia y tế hàng đầu kêu gọi các quốc gia hợp tác chặt chẽ hơn nữa cũng như bào chế một loại vắc-xin mới để chuẩn bị cho dịch cúm toàn cầu. Theo họ, đã gần hết thời gian để chuẩn bị cho con đại dịch. Michael Osterholm thuộc ĐH Minnesota cho rằng với công nghệ hiện nay, sẽ phải chờ ít nhất là 6 tháng sau khi đại dịch bùng nổ mới có vắc-xin H5N1. Và ngay cả khi đã sản xuất được rồi thì vắc-xin đó cũng chỉ đủ cho 14% dân số thế giới. Do vậy, các chuyên gia kêu gọi cần có một nỗ lực quốc tế để phát triển một loại vắc-xin mà có thể được sản xuất trong một thời gian ngắn hơn.

Nhà nghiên cứu Albert Osterhaus thuộc Trung tâm y tế Eramus (Hà Lan) cùng các chuyên gia khác đã đưa ra một số kiến nghị về cách chuẩn bị cho dịch cúm toàn cầu: thành lập một lực lượng đặc nhiệm quốc tế thường trực với nòng cốt là các cơ quan y tế và chuyên gia từ nhiều ngành. Lực lượng sẽ nghiên cứu tình hình cúm ở nhiều loài, đưa ra chiến lượng đối phó với dịch cúm ở người và động vật, tư vấn về chính sách. Khi có dịch bệnh xảy ra, đại diện của lực lượng đặc nhiệm sẽ phối hợp với chuyên gia địa phương cũng như các nhà hoạch định chính sách để quản lý bệnh dịch. Chi phí hoạt động của lực lượng này không quá 1,5 triệu đôla/năm.

  • Minh Sơn (Theo NewScientist. AP, Reuters)


 

,
,