Năm 2003 là năm tồi tệ nhất trong lịch sử virus và sâu máy tính. Rắc rối bắt đầu vào tháng một khi sâu Slammer, bắt nguồn từ châu Á, lây lan nhanh cho 250.000 máy tính chỉ trong một ngày.
|
Hãy cẩn thận khi nhận những email đáng ngờ. |
Tiếp theo đó, các loại virus khác bùng nổ chẳng hạn như virus Fizzer lây lan thông qua thư điện tử cũng như mạng chia sẻ dữ liệu vào tháng 5, sâu Bugbear cố gắng đánh cắp mật khẩu và những thông tin khác từ các nạn nhân của nó trong tháng 6.
Trong tháng 8, sâu Blaster lây lan cho hàng trăm nghìn máy tính trước khi sử dụng chính những máy tính đó để tấn công máy chủ Microsoft. Mọi người có thể tải phần mềm sửa chữa từ máy này. Cuối tháng 8, một loại sâu có tên là SoBig trở thành sâu máy tính lây lan nhanh nhất trong lịch sử, vượt qua cả sâu LoveBug, Klez và Kournikova. Trước Sobig, LoveBug giữ kỷ lục với tốc độ lây lan 1/28 thư điện tử vào giai đoạn đỉnh trong năm 2000. Mọi phiên bản ban đầu xuất phát từ Mỹ. Ở giai đoạn đỉnh điểm, các chuyên gia ước tính có 6% tổng số thư điện tử bị nhiễm SoBig.
Cuối cùng, điều đáng lo ngại là SoBig có thể do những kẻ gieo rắc thư rác tạo ra để biến máy tính nhiễm sâu thành các cổng phân tán thư điện tử quảng cáo. Mối liên hệ giữa thư rác và virus tiếp tục phát triển trong suốt năm 2003. Một số virus máy tính gần đây nhất đã được thiết kế để tấn công những website chống thư rác.
W32.Mimail.D là hiện thân của một xu hướng mới đáng lo ngại: bọn tung thư rác đang sử dụng virus máy tính để gia tăng sự lén lút và hiệu quả công việc.Chúng nghĩ virus máy tính là công cụ tốt nhất. Trước đây, phần lớn những kẻ viết chương trình virus là thanh thiếu niên với mục đích duy nhất là phá hoại mạng. Hiện virus máy tính đã chuyển sang tay của thư tặc với mục đích thương mại.
W32.Mimail.D lần đầu tiên xuất hiện vào hôm 1/11 và nhằm 2 mục đích. Nó sử dụng các máy tính bị nhiễm để phá hoại một số website chống thư rác, chẳng hạn như Spamhaus.org và Spews.org, bằng cách gửi vô số các lời yêu cầu tới những website đó - một kỹ thuật ác ý được gọi là cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS). Ngoài ra, nó còn cố gắng thư thập địa chỉ email để sử dụng làm các mục tiêu tung thư rác trong tương lai.
Virus cũng sục sạo mọi tài khoản email trong máy tính, rồi tự gửi nó tới mọi địa chỉ mà nó tìm thấy cũng như gửi địa chỉ email trở lại cho một người kiểm soát để sử dụng trong tương lai. Các virus cũng có thể được sử dụng để biến máy tính bị nhiễm thành một ''thây ma'' do kẻ reo rắc thư rác kiểm soát và sử dụng để phân tán thư. Kỹ thuật này làm cho các chuyên gia khó có thể lần theo thư rác để tìm kẻ gửi thư đầu tiên và có thể gia tăng mạnh lượng thư rác được gửi.
Trước tình hình thư rác tràn ngập các hộp thư đến nhiều hơn bao giờ hết, các công ty công nghệ lớn cuối cùng cũng bắt đầu tập trung vào giải quyết mối phiền toái này. Trong tháng 6, Hãng Microsoft tiến hành vụ kiện chống lại những kẻ reo rắc thư rác biết tên và vào tháng 12, cổng internet Yahoo tiết lộ các kế hoạch chống thư rác bằng cách tạo ra một hệ thống có chức năng khẳng định tính xác thực của mọi loại thư điện tử.
(Minh Sơn - Theo NewScientist) |