TP.HCM
Lại cảnh báo nạn hàng giả
18:38' 29/10/2003 (GMT+7)

Nước màu dùng để pha chế rượu ngoại.

(VietNamNet) - Người tiêu dùng hiện nay đang bị choáng ngợp trước sự phong phú, đa dạng của thị trường hàng hóa. Người mua phân vân lựa chọn giữa các thương hiệu, nhưng họ cũng không ngờ, giữa vô số chủng loại mặt hàng, đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, hàng “nhái” kém chất lượng.

 

Hàng nào cũng bị làm giả

 

Giờ đây, hầu như chủng loại hàng hoá nào được người tiêu dùng tỏ ra ưa chuộng, có uy tín trên thị trường là dứt khoát sẽ có loại hàng giả ăn theo. Những tháng cuối năm, lợi dụng thị trường mua sắm nhộn nhịp, hàng giả được tung ra ồ ạt, gây náo loạn thị trường và làm người tiêu dùng lao đao.

 

Các chai rượu ngoại giả thành phẩm.

Mặt hàng đang bị làm giả nhiều nhất hiện nay là rượu ngoại. Hầu hết các nhãn hiệu nổi tiếng như: Remy Martin, Johnny Walker, Hennessy… đều bị làm giả và một cách tinh vi đến mức rất khó phân biệt. Người làm giả mặt hàng này đi thu mua vỏ chai các loại rượu trên từ các vựa ve chai, hộ gia đình, sau đó đem về xúc rửa sạch sẽ rồi “ung dung” đổ hỗn hợp pha chế từ cồn 900, rượu đế, hương liệu, phẩm màu vào, đóng nút, dán tem giả và vô tư bán ra thị trường. Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hồ Chí Minh (CA TP.HCM) vừa bắt quả tang một vụ sản xuất bia giả nhãn hiệu Henneiken. Thủ phạm là hai anh em ruột: Ngô Mạnh Hùng, Ngô Tuấn Nghĩa, trú tại phường 16, quận Tân Bình. Mỗi đêm từ 0h, Hùng và Nghĩa khui bia Tiger cho vào vỏ chai bia Henneiken, đóng nắp đến 7 giờ sáng hôm sau thì chở đi bán. Hùng khai  mỗi ngày làm giả được 10 két (240 chai) bia Henneiken đem bán sỉ và lẻ cho các đại lý. Chỉ trong một thời gian ngắn, hai anh em đã phất lên nhờ làm hàng giả và phải sắm xe tải để vận chuyển bia đi bỏ mối.

 

Không chỉ rượu ngoại, các loại rượu nổi tiếng trong nước cũng bị làm giả. Ngày 24/10, Phòng Cảnh sát kinh tế CA TP.HCM bắt quả tang Lê Hải Trung (sinh 1981), quê Hà Đông, thuê nhà tại phường 16, quận Tân Bình để làm giả các loại rượu Nếp Mới, Lúa Mới Hà Nội. Tại hiện trường, CA đã thu giữ 500 chai rượu đã thành phẩm, 200 lít phẩm màu đỏ, xanh, 130 chai rượu chưa dán nhãn, 60 lít rượu gạo, 150 lít cồn…

 

Hậu quả khó lường

 

Có những loại hàng được làm giả bằng nhiều cách thức thực hiện thật khó tin. Điển hình là loại

Hiện trường một vụ sản xuất rượu giả

tiêu giả được làm bằng bột gạo giã nhuyễn trộn với bột ớt, hột đu đủ và một ít tiêu thật. Quả thật mắt thường ít ai phân biệt được bởi nó cũng có độ nồng, độ cay giống y chang tiêu thật và dĩ nhiên nó được bày bán nhan nhản ở các chợ và có mặt trong mọi bữa ăn của các gia đình. Trên thị trường cũng từng xuất hiện mặt hàng sốt cà chua làm bằng khoai lang, Patê hộp làm bằng bã đậu nành, nước mắm Phú Quốc pha bằng nước muối với nước màu, bột ngọt (mì chính) được trộn với hàn the, nước suối đóng chai thực chất chỉ là nước máy. Kinh khủng hơn là các loại hàng thực phẩm bị làm giả như lạp xưởng, bánh trung thu trong điều kiện vệ sinh hết sức kém, để tránh bị phát hiện có khi họ giấu trong cả các toa lét… Hậu quả của những loại hàng giả này thật khó lường và con người ngày càng đứng trước những căn bệnh không  tìm được nguyên nhân và thuốc chữa. Loại hàng giả mà người mua dễ thấy ngay “công hiệu” là các loại mỹ phẩm “dỏm”. Nhiều người khi dùng dầu gội vào đã bị rụng tóc, da đầu nổi ngứa, mẩn đỏ và gầu xuất hiện. Kem dưỡng da, trị mụn, chống nám khi thoa lên mặt thì kết quả ngược lại…

 

Theo thượng tá Trần Văn Mậu, Phó phòng Cảnh sát kinh tế CA TP.HCM, nguy hiểm nhất là các mặt hàng thực phẩm, thuốc tân dược, xi măng… bị làm giả. Bọn làm hàng giả thường thuê nhà ở các khu vực ngoại thành để hoạt động. Việc sản xuất chia làm nhiều công đoạn, làm đến đâu tiêu thụ đến đó. Trong 10 tháng đầu năm 2003, lực lượng Cảnh sát kinh tế CA TP.HCM đã phát hiện 30 vụ làm hàng giả với quy mô lớn. Tuy nhiên, việc xử lý các người làm hàng giả, nhất là hàng “nhái” nhãn hiệu, còn nhiều điều bất cập nên chưa đạt hiệu quả. Vì vậy bọn làm hàng giả, hàng nhái cứ ngày càng làm giàu và sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật còn các nhà sản xuất chân chính tiếp tục lao đao và người tiêu dùng vẫn là những nạn nhân gánh chịu mọi hậu quả.

  • Minh Diệu

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giá vàng tăng theo giá USD (29/10/2003)
Ưu tiên bán vé SEA Games 22 cho du khách nước ngoài (29/10/2003)
Các nhà sản xuất lịch đua nhau chào hàng với ''giá tự sát'' (29/10/2003)
"Bấm lỗ” giấy phép bán xăng? (29/10/2003)
Giải thưởng Sao Khuê về Công nghệ thông tin (29/10/2003)
Vietnam Airlines giảm 35% giá vé một số chuyến bay (29/10/2003)
Xuất khẩu gạo có thể vượt mức 4 triệu tấn (29/10/2003)
Xoá bỏ độc quyền và xử lý nghiêm tiêu cực! (29/10/2003)
Hướng dẫn viên du lịch: đã thiếu, lại bị...phạt! (29/10/2003)
Ngành điện ráo riết đề nghị tăng giá điện (29/10/2003)
Người phụ nữ bán hàng rong đi kiện bản quyền thương hiệu (29/10/2003)
Tổn thất sau thu hoạch ở VN cao nhất châu Á (29/10/2003)
Không giảm thuế suất thuế nhập khẩu phôi thép (28/10/2003)
Sapa chuẩn bị hoa hồng cho SEA Games 22 (28/10/2003)
TP.HCM triển khai cấp giấy chứng nhận cho quỹ đất công (28/10/2003)
Tro ve dau trang