Xuất khẩu cuối năm sẽ chịu nhiều tác động
17:26' 19/06/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng cuối năm 2003 sẽ chịu sự chi phối của một số yếu tố: Kinh tế thế giới tăng trưởng khá hơn thời gian đầu năm nhưng mức chuyển biến còn chậm; Dịch SARS vẫn tiếp tục tác động tiêu cực tới kinh tế khu vực và toàn cầu (đặc biệt đối với ngành hàng không, bảo hiểm, du lịch, kinh doanh khách sạn...); Chuẩn bị thực hiện việc chuyển các mặt hàng trong danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục cắt giảm (theo lộ trình AFTA); Cạnh tranh quyết liệt hơn với hàng hoá Trung Quốc và các nước ASEAN là thành viên của WTO...

Thuỷ sản nỗ lực tăng nhanh sản lượng xuất khẩu

Theo nhận định của Sở Thương mại TP.HCM, để đạt được mục tiêu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt khoảng 21,5 tỷ USD (tăng 10,5% với 2002), doanh nghiệp Việt Nam cần thúc đẩy tăng khối lượng xuất khẩu ở mức trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tập trung vào các mặt hàng có xu thế tăng hay đứng ở mức giá cao trên thị trường thế giới như: cà phê, cao su, lạc nhân, dầu thô... và những mặt hàng dễ tăng nhanh sản lượng như: thuỷ sản, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ...

Thuỷ sản: Dự báo khối lượng hàng xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới có thể giảm do hàng Trung Quốc và Thái Lan đang cạnh tranh mạnh với sản phẩm của Việt Nam tại thị trường Mỹ, Nhật Bản. Về cơ cấu thị trường, trị giá xuất khẩu vào Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (35%), Nhật Bản 26%, Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan là 20%. 

Gạo: Xuất khẩu gạo tuy có tăng về lượng nhưng trị giá lại giảm hơn so với năm 2002 (đạt khoảng 625 triệu USD cả năm). Châu Á sẽ chiếm một nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo là khu vực Trung Đông và châu Phi. Đặc biệt, mặc dù được sự chấp thuận của LHQ, nhưng mức xuất khẩu của Việt Nam sang sang Iraq trong khuôn khổ chương trình đổi dầu lấy lương thực vẫn chưa thể khôi phục được như năm 2002.

Về mặt hàng cao su: Dự kiến khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam vào châu Á chiếm tới 72% trong đó lớn nhất là Trung Quốc. Trong các tháng cuối năm, giá cao su tiếp tục đứng ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên cho sản xuất săm lốp sẽ tăng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Hàng dệt may được dự báo khả quan sẽ lấy lại mức tăng trưởng như những năm trước tại thị trường EU và Nhật Bản. Trị giá xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Mỹ ước tính chiếm 47%, EU là gần 24%. Xuất khẩu dầu thô đặt mục đạt 18 triệu tấn, trị giá 3,4 tỷ USD. 6 tháng cuối năm, giá dầu thô có thể giảm và dao động trong khoảng 22-24 USD/thùng do OPEC đã quyết đinh tăng hạn ngạch chính thức của 10 thành viên thêm 900.000 thùng/ngày, nâng tổng sản lượng của toàn khối lên 25,4 triệu thùng/ngày. 

  • Diệu Thuý
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"DOC đang trực tiếp đánh thuế người nuôi cá" (19/06/2003)
Phát hành 2 loại tem dán mới cho rượu nhập khẩu (19/06/2003)
Cá nhân sẽ phải nộp thuế thu nhập nhiều hơn? (19/06/2003)
Top Ten doanh nghiệp lữ hành và khách sạn Việt Nam 2002 (19/06/2003)
Bộ Thủy sản khuyên các doanh nghiệp bình tĩnh (19/06/2003)
Thép tăng giá trở lại (19/06/2003)
Loay hoay chuyện giá đất ở Hà Nội (19/06/2003)
Việt Nam bất bình về quyết định của DOC (19/06/2003)
Thay đổi thuế suất nhập khẩu 92 nhóm hàng từ 1/7 (18/06/2003)
Lần đầu tiên người Việt được mua nhà tại Mỹ (18/06/2003)
Thu lệ phí cấp hạn ngạch dệt may vào thị trường Mỹ (18/06/2003)
''90% dự án ODA ở Việt Nam thiếu chỉ tiêu thực tế'' (18/06/2003)
Thuỷ tinh Gò Vấp rời nhà máy ra KCN Đồng Nai (18/06/2003)
Báo Hongkong giới thiệu điểm du lịch Hà Nội (18/06/2003)
Khai mạc triển lãm quốc tế nhãn hiệu có uy tín (18/06/2003)
Tro ve dau trang