Bộ Xây dựng làm ''méo'' môi trường kinh doanh?
08:55' 02/08/2003 (GMT+7)
Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị xây dựng thuộc Bộ ưu tiên cho sản phẩm trong ngành.
Các DN trực thuộc các bộ Công nghiệp, Giao thông Vận tải... và các DN khác hoạt động trong các lĩnh vực trên vẫn đang rất xôn xao về một công văn mới đây của Bộ Xây dựng - BXD (công văn số 1124/BXD-KHTK ngày 1/7/2003 do ông Tống Văn Nga, Thứ trưởng ký) gửi các DN, đơn vị trực thuộc ngành này yêu cầu các đơn vị, DN trên phải ưu tiên mua, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của chính các DN, đơn vị trực thuộc BXD.

Điều vô lý nữa là công văn trên ra yêu cầu nghiêm cấm các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng chỉ định loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật của một nơi sản xuất vào các công trình xây dựng thông dụng. Kèm theo công văn này là danh mục các sản phẩm chính do các đơn vị, DN trong ngành đang sản xuất và cả những sản phẩm mới mà các dự án đang triển khai xây dựng để đưa ra thị trường tiêu thụ trong thời gian tới như: sản phẩm ống nhựa nhôm Hải Long, thép đúc, tấm lót... của Công ty Cơ khí Đông Anh thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) sản xuất; các sản phẩm xi măng do các nhà máy của Tổng công ty Xi măng Việt Nam sản xuất; các sản phẩm gốm, sứ, gạch ốp lát do Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (VIAGLACERA) sản xuất...

Công văn trên không những thể hiện phân biệt đối xử không chỉ đối với các sản phẩm nhập từ nước ngoài mà còn cả với các sản phẩm của các DN khác không thuộc BXD.

Thêm nữa, nội dung công văn chỉ có một câu chung chung là các sản phẩm ưu tiên sử dụng phải trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và giá hợp lý. Nhưng thực ra, trong yêu cầu các DN Nhà nước phải đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh, Nghị quyết của Đảng và quyết định của Chính phủ không yêu cầu các bộ, ngành phải bắt buộc các DN trong ngành đó dành quyền ưu tiên cho các DN khác thuộc ngành mình trong việc sử dụng, mua bán sản phẩm? Hơn nữa, đay là một quan điểm đi ngược lại với chủ trương hội nhập quốc tế  và dễ tạo ra sự độc quyền, nhất là khi Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Một nguyên tắc cơ bản của WTO là không được phân biệt đối xử hàng hoá.

Thái độ của các DN khác

Các DN không trực thuộc BXD hiển nhiên rất bất bình với quy định trên của BXD. Ông Đặng Văn Minh, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu của Tổng công ty Thép Việt Nam nói: ''Quyết định trên sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các DN trong ngành sản xuất''. Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc Công ty Thép Việt - Úc cho rằng: ''Văn bản trên của BXD đã can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước của Chính phủ, BXD nên chú tâm hơn đến chức năng quản lý của mình, còn việc cạnh tranh trên thị trường phải do DN quyết định''.

Nhiều DN khác đặt câu hỏi: Nếu như các Bộ, ngành khác cũng làm theo cách của BXD thì tình hình thị trường sẽ ra sao? Nếu thế, chính các DN của BXD lúc đó lại thiệt hại rất nhiều vì hàng chục năm qua, có rất nhiều DN thuộc BXD cũng tham gia vào việc xây dựng công trình giao thông.

Với một quy định rất lạ đời như trên, không ít DN khác đã cho rằng, BXD đã cố ý làm ''méo'' môi trường kinh doanh để tạo thế cạnh tranh thuận lợi cho các DN thuộc ngành mình quản lý, bất chấp sự sống còn của các DN khác.

(Theo Thanh Niên)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
SBV giảm một loạt lãi suất (01/08/2003)
Dự báo xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực giảm (02/08/2003)
Hơn 250 nghìn lượt khách đến hội chợ xuất khẩu - tiêu dùng - du lịch (01/08/2003)
Giá gas giảm 2.000 đồng/bình (01/08/2003)
Các ngân hàng Đức chưa qua thời kỳ u ám (01/08/2003)
OPEC không cắt giảm sản lượng khai thác dầu (01/08/2003)
''Áp dụng hạn ngạch không ảnh hưởng đến DN'' (01/08/2003)
Pháp cải tổ lại các công ty nhà nước (01/08/2003)
Giải quyết vốn đầu tư còn bất cập (01/08/2003)
S-fone đã thu hút 5.000 khách hàng? (01/08/2003)
Nợ quá hạn cho vay đánh bắt xa bờ lên 345 tỷ đồng (01/08/2003)
Đà Nẵng miễn phí làm thủ tục đầu tư vào KCN (01/08/2003)
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ổn định (01/08/2003)
Nhiều cơ hội xuất khẩu cho mặt hàng gỗ (31/07/2003)
Giá tiêu dùng giảm ở Hàn Quốc (31/07/2003)
Tro ve dau trang