Hà Nội mở văn phòng đại diện thương mại tại Tokyo
11:43' 09/08/2003 (GMT+7)

 (VietNamNet) - Văn phòng này sẽ chính thức ra mắt vào cuối năm nay. Song song đó, Sở Thương mại TP. Hà Nội cũng đang xúc tiến việc thành lập Văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ vào năm 2004. Hai văn phòng giao dịch thương mại này sẽ có nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp len chân vào hệ thống cung cấp của các thị trường trọng điểm.

Dệt may - một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội.

Sở Thương mại TP. Hà Nội cũng cho biết, họ sẽ tổ chức Hội chợ Thương mại quốc tế mùa thu 2003 và Triển lãm của 12 thành phố lớn châu Á từ 19 đến 25/11/2003 tại Hà Nội; tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung tại Lao Cai từ 13 đến 18/11.

Xuất khẩu của Hà Nội vào ASEAN đang tăng

Đó là kết luận của Sở Thương mại khi tổng kết công tác 7 tháng đầu năm tại Thành uỷ Hà Nội sáng nay (8/8). Thị trường ASEAN sẽ là thị trường tiềm năng của các DN trên địa bàn Hà Nội vì sau khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan (1/7), nhiều nước trong khu vực cũng tuyên bố dành thêm nhiều ưu đãi về thuế quan cho các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam, trong đó có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội. Thái Lan dành ưu đãi cho 19 mặt hàng quế, hồi, than đá, giấy, ảnh... Malaysia dành ưu đãi cho 172 mặt hàng thuỷ sản, rau quả chế biến, kính... nên xuất khẩu của Hà Nội vào các thị trường này đang tăng dần.

Trong 7 tháng đầu năm, Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã thực hiện kiểm tra đối với 2.024 đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong đó, phát hiện 515 vụ hàng lậu, cấm; 121 vụ hàng giả kém chất lượng; 440 vụ 121 vụ kinh doanh trái phép; 157 vụ vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hoá và 540 vụ vi phạm khác.

Tổng số vi phạm phạt hành chính là 1.713 vụ, thu nộp ngân sách 6,98 tỷ đồng.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố 7 tháng đầu năm ước đạt 1.050 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ 2002 và đạt 55,7% kế hoạch cả năm.

Một số nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố là dệt may (kim ngạch tăng 28,8%), máy tính và thiết bị văn phòng tăng hơn 2%, giày dép và các sản phẩm từ da tăng 29% so cùng kỳ. Giày dép của Việt Nam hiện đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao do các thị trường hiện rất ưa chuộng giày dép Việt Nam, đặc biệt là Hoa Kỳ. Hàng thủ công mỹ nghệ đạt 47,552 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ. Hàng nông lâm thuỷ sản các loại tăng 5,5% so cùng kỳ. Tỷ lệ xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội qua 7 tháng tập trung vào ASEAN (23%), EU (15%) và Mỹ (19%)...

Nhập khẩu chính của Hà Nội vẫn tập trung vào nhóm hàng máy móc, phụ tùng, hàng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất và nhóm hàng tiêu dùng. Nhập siêu của thành phố vẫn lớn chủ yếu do tăng mạnh nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản và tăng năng lực sản xuất, phục vụ xuất khẩu.

  • Hồng Phúc 
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cải cách cảng biển nâng cao hình ảnh Việt Nam (09/08/2003)
Bổ sung hạn ngạch dệt may sang Mỹ cho những DN lớn (09/08/2003)
Singapore đứng đầu về số vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (10/08/2003)
Mỹ sẽ tham gia dự án phóng vệ tinh Việt Nam? (09/08/2003)
Mỹ sẽ tham gia dự án phóng vệ tinh Việt Nam? (09/08/2003)
Tăng vốn cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (11/08/2003)
Giảm 100.000 tấn muối công nghiệp nhập khẩu (08/08/2003)
Du lịch biển Đà Nẵng thu hút nhiều nhà đầu tư (08/08/2003)
220 DN sẽ được thưởng xuất khẩu (08/08/2003)
TP.HCM khảo sát sản phẩm công nghiệp chủ lực đợt 2 (08/08/2003)
Cảnh báo xi măng Trung Quốc kém chất lượng (08/08/2003)
Việt Nam sẽ xây thêm 40 hồ chứa nước lớn (08/08/2003)
Chính phủ cùng ADB thúc đẩy chiến lược giảm nghèo (08/08/2003)
Đức thắng thầu thiết kế toà nhà Quốc hội Việt Nam (08/08/2003)
Cơ quan quản lý, thuế ''hành'' doanh nghiệp (07/08/2003)
Tro ve dau trang