Sự cố cầu đường Bình Triệu 2:
''TP.HCM nên mời các nhà đầu tư khác vào cuộc''
19:13' 26/08/2003 (GMT+7)

Bộ trưởng Đào Đình Bình.

Trao đổi với báo chí sáng ngày 25/8 về sự chậm trễ của dự án cầu đường Bình Triệu 2 (TP.HCM), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình nói: ''Do quy mô dự án đã vượt gấp bốn lần so với mức tổng kinh phí phê duyệt ban đầu (từ 341 tỷ đồng phát sinh lên 1.223 tỷ) nên khả năng tài chính của ''tổng'' 5 (Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 - Cienco 5) không thể đủ sức theo đuổi đến cùng.

Chính vì thế Bộ GTVT đề nghị hai hướng tháo gỡ: Thứ nhất, cho phép Cienco 5 chuyển phần đã làm cho thành phố để thành phố khai thác hoặc chuyển giao cho chủ đầu tư khác; thứ hai, có thể cắt tách dự án thành từng đoạn mời thêm các nhà đầu tư có đủ tiềm lực kinh tế vào thực hiện.

- Có ý kiến cho rằng Bộ GTVT cần hợp sức với TP.HCM chỉ đạo các tổng công ty mạnh tham gia nhằm ''kéo'' chủ đầu tư ra khỏi thế ''mắc cạn''. Quan điểm của Bộ trưởng ra sao?

- Thật ra mà nói dự án này do thành phố triển khai và ký hợp đồng BOT với doanh nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải, nghĩa là vấn đề có tính ''độc lập tương đối'' của nó (Bộ không thể can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp). Nhưng với tư cách cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, với tinh thần trách nhiệm trước người dân và lãnh đạo TP.HCM, chúng tôi đã tích cực, chủ động vào cuộc. Còn việc các tổng công ty khác có vào hay không, câu trả lời lại không thuộc về Bộ. Tôi cho rằng thành phố nên gặp gỡ các doanh nghiệp để thương thảo, trao đổi việc này.

- Bộ GTVT có thể rút ra điều gì từ sự cố cầu Bình Triệu, thưa Bộ trưởng?

- Chúng tôi đang đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 77 trong lĩnh vực đầu tư BOT nhất là BOT trong nước, nhằm đem lại điều kiện thuận lợi hơn cho cả hai phía: cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải chủ động 30% vốn BOT. Nhiều doanh nghiệp chỉ huy động đủ tỷ lệ này so với tổng mức đầu tư được phê duyệt, song đến khi thực hiện hầu như dự án nào cũng phải điều chỉnh kinh phí khiến nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đáp ứng nổi. Từ đó đặt ra câu hỏi: cơ sở pháp lý nào để chủ đầu tư có thể đi vay ngân hàng làm tiếp? Vướng mắc này cần phải được tháo gỡ trong nghị định tới đây.

(Theo Tuổi Trẻ)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Doanh nhân Mỹ đã thấy một Việt Nam đổi mới (26/08/2003)
Đầu giá đất ở Hà Nội vẫn còn kẻ hở? (26/08/2003)
TP.HCM thu hồi đăng ký kinh doanh của 417 doanh nghiệp (26/08/2003)
Có thể thanh toán cước điện thoại bằng thẻ ATM (26/08/2003)
Trái phiếu đô thị ''giữ nhiệt'' cho thị trường tín dụng (26/08/2003)
Vòng 4 Hiệp định Hàng không Việt-Mỹ diễn ra vào tháng 10 (26/08/2003)
Thông qua Luật Hàng hải sửa đổi vào cuối năm 2004? (26/08/2003)
Bước ngoặt về phát triển Internet tại Việt Nam (03/11/2003)
Kinh doanh xăng dầu sẽ không được bù lỗ (25/08/2003)
Hai ngày, đạt 60 tỷ đồng đấu giá đất ở Đền Lừ 2 (25/08/2003)
Thanh toán không dùng tiền mặt phải trả thêm phí? (25/08/2003)
Giá tiêu dùng tháng 8 tiếp tục giảm (25/08/2003)
Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm mạnh (25/08/2003)
Máy bay ''made in Vietnam'' cất cánh (25/08/2003)
Thuỷ sản "sạch" - yêu cầu số 1 để vào thị trường EU (25/08/2003)
Tro ve dau trang