Việt Nam đang phải đối mặt với hoạt động kinh doanh ''ngầm''
16:56' 29/08/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hoạt động kinh doanh không chính thức và sân chơi không bình đẳng đang góp phần làm cho khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng như nền kinh tế Việt Nam bị đình trệ và không thể lớn mạnh. Ước tính cứ mỗi đôla trong trung thu nhập quốc dân thì một nửa đôla không được báo cáo và 3/4 số giao dịch bất động sản được tiến hành không chính thức...

Khoảng 2/3 các DN cho hay, tiếp cận vốn là trở ngại lớn đối với sự phát triển của họ.

Một nghiên cứu vừa được công bố chiều qua (28/8) tại Hà Nội của nhóm tác giả thuộc Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) mang tên ''Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam'' đã tập trung phân tích tình trạng hoạt động kinh tế này và sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh dựa trên khảo sát các DN tư nhân và DNNN trên 11 tỉnh thành tại Việt Nam. Theo đó, cứ một công ty được niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán thì có tới 30 công ty được giao dịch không chính thức.

Hoạt động kinh doanh không chính thức đang lan nhanh gây ra nhiều vấn đề. Nó làm cho các doanh nghiệp xao nhãng nỗ lực theo đuổi các cơ hội kinh doanh và các doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận nguồn vốn. Các doanh nghiệp hoạt động không chính thức ở mức độ cao sẽ khó có thể liên kết với các đối tác khác và khó làm ăn với nước ngoài. Do vậy, hoạt động kinh doanh không chính thức sẽ tác động đến các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả khác của Việt Nam trong việc nắm bắt các cơ hội và đương đầu với các thách thức của quá trình toàn cầu hóa.

Các hoạt động không chính thức là những hoạt động không theo thủ tục quy định của những doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh chính thức, bao gồm cả những hoạt động không tuân thủ quy định hiện hành ở các mức độ khác nhau.  

Nghiên cứu này chỉ ra rằng các chính quyền địa phương có thể góp phần tạo ra hoạt động không chính thức do có quá nhiều quy định và những thủ tục hành chính rườm rà. Các quy định cũng như việc ứng dụng vào thực tiễn có chiều hướng khích lệ hoạt động kinh doanh không chính thức vì kiềm chế tăng trưởng, thành công và sự nổi tiếng. Ví dụ, một khoản thuế bất thường được áp dụng đối với những khoản lợi nhuận trên 20% và hậu quả là các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng phải mất nhiều thời gian và nguồn lực hơn để che giấu thành công của họ và để lỡ các cơ hội tăng trưởng. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh không chính thức phát triển mạnh ở Việt Nam một phần vì các doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác nhau và quy mô khác nhau không được đối xử bình đẳng. Chính vì thế, các nguồn lực như vốn và đất đai lại không chảy về những doanh nghiệp có thể đưa những nguồn lực đó vào sử dụng hữu hiệu.

Nghiên cứu cũng chỉ ra các biện pháp mà các bên hữu quan chủ chốt trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam - bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các ngân hàng và các doanh nghiệp - có thể thực thi để khu vực tư nhân đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Ông Stoyan Tenvev - Trưởng nhóm tác giả - nói: ''Rõ ràng là khu vực tài chính đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực tư nhân. Nếu không có một hệ thống tài chính đa dạng thì các doanh nghiệp rất khó phát triển. Mức cho doanh nghiệp tư nhân vay tại Việt Nam đã tăng đáng kể trong vài năm qua nhưng vẫn rất thấp so với nhu cầu và tiềm năng phát triển của khu vực tư nhân. Khoảng 2/3 các doanh nghiệp trong diện khảo sát cho hay, tiếp cận vốn là trở ngại lớn hoặc nghiêm trọng đối với sự phát triển của họ''.

  • Hồng Phúc
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giá vàng trong nước đạt 684.000 đồng/chỉ (29/08/2003)
Hàng ngàn giấy đăng ký kinh doanh chưa được thu hồi (29/08/2003)
Gạo xuất khẩu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh (29/08/2003)
Đà Nẵng hình thành các tuyến du lịch bằng tàu cao tốc (29/08/2003)
Hai năm tới, GDP phải tăng từ 8,2% trở lên! (29/08/2003)
Thị trường bánh Trung thu chuẩn bị... nước rút (29/08/2003)
310.000 tỷ đồng phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ (29/08/2003)
''Sao Vàng đất Việt 2003 đã được trao cho những DN giỏi'' (29/08/2003)
ASEAN triển khai dự án đường sắt Singapore - Côn Minh (28/08/2003)
Thêm gần 1,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (28/08/2003)
5 vấn đề cân nhắc khi sửa đổi Luật DNNN (28/08/2003)
Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Đông (03/11/2003)
Nhập khẩu giấy tăng mạnh (28/08/2003)
Xây dựng sân bay quốc tế đầu tiên tại Lâm Đồng (28/08/2003)
Xuất khẩu hơn 11 triệu tấn dầu thô (28/08/2003)
Tro ve dau trang