221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
224297
Khuyến khích đầu tư sản xuất phụ tùng ôtô
1
Article
null
Khuyến khích đầu tư sản xuất phụ tùng ôtô
,

(VietNamNet) - Tin từ  Bộ Công nghiệp cho biết, hiện nay có 45 dự án về sản xuất, lắp ráp ôtô, của các DN trong nước vẫn chưa được xem xét đến. Việc xem xét các dự án phải đợi sau khi Chính phủ phê duyệt xong Qui hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô. Bản qui hoạch này đã được Bộ Công nghiệp trình lên Chính phủ vào đầu tháng 3/2004 vừa qua.

Xuất phát điểm của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn rất thấp trong khi hội nhập đang đến gần.

Theo bản Qui hoạch thì nguyên tắc xét duyệt là ưu tiên cho các dự án của DN có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng, có tỷ lệ nội địa hóa cao, có chuyển giao công nghệ tiên tiến và xuất khẩu sản phẩm. Chỉ cấp phép đầu tư sao cho tổng công suất (theo thiết kế) không lớn hơn 30% so với nhu cầu trong giai đoạn từ nay đến 2010.

Cần nhiều nhà sản xuất phụ tùng

Dự báo nhu cầu các loại xe thông dụng, xe chuyên dùng (không tính xe cao cấp của 11 DN FDI) của Bộ Công nghiệp gồm xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên đến năm 2010 là 36.000 chiếc, xe tải 100.000 chiếc, xe con 6-9 chỗ là 10.000 chiếc và xe chuyên dùng 6.000 chiếc. Như vậy tổng nhu cầu dự tính sẽ là 152.000 chiếc/năm. Nếu tính thêm 30% nữa thì tổng công suất được cấp phép (theo thiết kế) sẽ vào khoảng 200.000chiếc/năm.

Theo nhận xét của một quan chức Bộ Công nghiệp mặc dù chưa xem xét cụ thể, nhưng có thể nói dự án xin lắp ráp xe ôtô vẫn khá nhiều. Quan chức này bình luận: với sản lượng kể trên thì chỉ cần 10 DN lắp ráp đã là thừa, còn với sản xuất phụ tùng, thì hàng trăm dự án vẫn là thiếu. Để ngành công nghiệp ôtô phát triển được thì chúng tôi cần thật nhiều nhà sản xuất phụ tùng, chứ không phải là nhiều nhà lắp ráp. Với 45 dự án (chưa kể hiện nay còn một số dự án nữa đang trong quá trình làm hồ sơ) mà khá nhiều là lắp ráp thì bình quân công suất chia ra sẽ rất thấp. Vì vậy dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí trong đầu tư.

Trong bản "Qui hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020" trình Chính phủ vừa qua của Bộ Công nghiệp việc khuyến khích các DN đầu tư vào sản xuất phụ tùng để phục vụ cho nhu cầu trong nước và  xuất khẩu được ưu tiên hàng đầu.

Bản Qui hoạch nêu rõ phát triển ngành công nghiệp ôtô đặc biệt là lĩnh vực chế tạo, cung cấp phụ tùng phải dựa trên cơ sở đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong nước và phân công hợp tác quốc tế. Tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, thông qua việc hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ, phục vụ các DN lớn lắp ráp ôtô. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và sản xuất phụ tùng; tiếp thu và ứng dụng các công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tư vấn thiết kế công nghệ và phát triển sản phẩm mới có chất lượng tốt. 

Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển ngành công nghiệp ôtô, cũng phải xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ hùng mạnh. Đây sẽ là hướng đi của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong giai đoạn tới.  Hiện nay ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Cả nước mới chỉ có 160 cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp và chế tạo phụ tùng ôtô, trong đó có 60 DN sản xuất phụ tùng, mà chủ yếu là các sản phẩm đơn giản như kính, ghế ngồi, săm lốp, dây điện... Trong khi một chiếc xe ôtô có tới trên 20.000 chi tiết, cần hàng nghìn nhà sản xuất linh kiện mới đáp ứng đủ. 

Và thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam cũng được xác định là phụ tùng, linh kiện, chứ không phải ôtô nguyên chiếc.

Dự kiến lượng vốn đầu tư vào sản xuất ôtô từ nay đến năm 2010 khoảng 16.000-18.000 tỷ đồng, gồm vốn huy động của DN, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài và vốn tín dụng đầu tư của nhà nước (chỉ dành cho những dự án trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ quyết định).

Các chính sách ưu đãi được đề nghị 

Để thực hiện mục tiêu này, bản Qui hoạch cũng đã đề nghị những chính sách ưu đãi quan trọng: 

Miễn thuế xuất khẩu sản phẩm và hoàn thuế nhập khẩu vật tư, nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu; miễn thuế nhập khẩu vật tư là nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất phụ tùng linh kiện. Miễn thuế thu nhập DN với sản phẩm chế thử 1 năm kể từ ngày đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Kích cầu dành cho ôtô thông dụng (xe chở khách, xe tải nhỏ...) thông qua hình thức DN lắp ráp được vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp, trả chậm khi mua động cơ ôtô trong nước chế tạo.

Hỗ trợ vốn cho người mua ôtô thông dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh do các DN trong nước lắp ráp. Thay thế 55.000 xe công nông đầu ngang đang lưu hành trước năm 2008. Tăng cường hệ thống giao thông và không hạn chế sử dụng ôtô.

Lập hàng rào kỹ thuật để ngăn không cho những ôtô kém chất lượng, không an toàn, gây ô nhiễm nhập lậu, gian lận thương mại vào Việt Nam

Ban hành Qui định tiêu chuẩn về DN sản xuất ,lắp ráp ôtô, chọn lọc đưa một số dự án sản xuất ôtô vào chương trình cơ khí trọng điểm, có chính sách để thu hút và gọi vốn nước ngoài vào sản xuất phụ tùng với số lượng lớn, chất lượng cao.

Từng bước hình thành các cụm công nghiệp ôtô tại phía Bắc và phía Nam, bao gồm chế tạo phụ tùng và lắp ráp. Khuyến khích các DN tự sắp xếp, thỏa thuận để hình thành DN lớn theo mô hình công ty mẹ, công ty con trong sản xuất, lắp ráp ôtô.

  • Trần Thủy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,