221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
515376
"Bộ quá ôm đồm trong việc phân bổ quota"
1
Article
null
'Bộ quá ôm đồm trong việc phân bổ quota'
,

(VietNamNet) - Không chỉ DN mà ngay cả các Sở Thương mại cũng lên tiếng chỉ trích Bộ Thương mại về việc phân bổ quota.

Soạn: AM 146942 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Quan chức của Vụ Xuất nhập khẩu. Ảnh: M.Q

Vụ tiêu cực về việc phân bổ quota của nguyên Vụ phó Vụ Xuất nhấp khẩu Bộ Thương mại Lê Văn Thắng xảy ra hồi tuần qua tưởng như đã tạm lắng, nhưng trái lại, vụ việc xem ra vẫn đang trong giai đoạn "cao trào".

Cuộc họp thường kỳ của Bộ Thương mại tổ chức ở TP.HCM hồi sáng 22/9 trở thành nơi bày tỏ những bức xúc của các Giám đốc Sở Thương mại...

Cấp trên làm trái, cấp dưới đau lòng

Lâu nay người ta nói đến chuyện người dân sợ cơ quan công quyền, mấy ai nghĩ đến chuyện ngược lại. Ấy vậy mà bà Giám đốc Sở Thương mại TP.HCM đã phải thốt lên rằng, bà luôn luôn trốn và không dám gặp mặt các DN dệt may, cũng như tránh hiện diện trong những cuộc họp liên quan đến phân bổ hạn ngạch. Sở dĩ như vậy là vì bà Phạm Thị Kim Hồng không biết phải giải thích thế nào với DN, dù bà biết có nhiều vấn đề uẩn khúc trong việc phân bổ quota.

Sở Thương mại địa phương cùng với Bộ Thương mại phân quota cho DN theo qui chế liên bộ. Tuy nhiên thực tế, quyết định phân bao nhiêu và cho DN nào là do Bộ Thương mại, còn Sở chỉ làm nhiệm vụ phân lại hạn ngạch cho DN đóng trên địa bàn. Ngoài ra, Sở cũng phải đánh giá hồ sơ xin quota trước khi chuyển cho Bộ duyệt. "Có hàng trăm DN trên địa bàn mà chỉ được phân với số lượng rất ít. Thêm vào đó toàn là 'xương xẩu, lắt nhắt'..., khiến Sở chúng tôi rất khó phân cho DN. Và khi phân quota cho DN rồi, chúng tôi không dám gặp họ vì không biết phải giải thích làm sao", bà Hồng bộc bạch. Điều bà Hồng đau lòng nhất chính là không giải thích và không giúp được gì cho DN trước số lượng quota ít ỏi mà họ được phân, dù biết thành tích và nhu cầu của DN trên địa bàn TP.HCM rất lớn; và điều đó không công bằng đối với họ. Điều càng làm bà Hồng đau lòng hơn là khi biết có những DN "chạy lên" trung ương thì dễ dàng được phân với số lượng lớn.

Một vấn đề không ổn trong việc phân quota mà bà Hồng muốn đề cập khi nói đến ông nguyên Vụ phó, chính là sự cấu kết và bao che của ông này trước chuyện mờ ám của một DN. Bà kể, DN này đã làm giấy tờ giả để xin quota và Sở phát hiện được. Sở đề nghị không phân hạn ngạch, nhưng ông Thắng cố tình yêu cầu Sở phải xác minh lại hồ sơ để hợp thức hóa cấp hạn ngạch cho DN. "Giấy tờ giả thực sự phức tạp và nhức đầu, nó đã tấn công vào Bộ Thương mại được thì không biết lúc nào nó sẽ tấn công vào Sở chúng tôi", bà Giám đốc Sở phát biểu.

Ông Phạm Văn Sơn Khanh, Giám đốc Sở Thương mại Bình Dương nêu ý kiến, vì việc phân bổ không công khai và minh bạch mới dẫn tới hậu quả vừa qua, hậu quả mà ông đánh giá là rất lớn đối với  Bộ Thương mại và là điều chua xót của ngành.

Giao cho cấp Sở phân quota: Tại sao không?

Các quan chức thương mại địa phương, cũng là cơ quan trực thuộc quản lý của Bộ Thương mại, xem vụ tiêu cực của ông nguyên Vụ phó và đường dây mua quota là tổn thất của Bộ Thương mại, làm giảm uy tín của cơ quan quản lý nhà nước đối với DN, giảm sút hình ảnh của Việt Nam đối với các nước. Để dẫn đến hậu quả này là do Bộ quá ôm đồm trong việc phân quota. Ông Khanh cho rằng, việc phân bổ quota nên san sẻ cho các sở địa phương thay vì tập trung vào một vụ của Bộ - nơi phải theo dõi và phân bổ cho cả ngàn DN xuất khẩu dệt may.

Theo ông Khanh, các Sở Thương mại nắm rõ DN địa phương mình quản lý và cũng là cơ quan đánh giá hồ sơ xin cấp quota cho DN, vì vậy công việc phân bổ nên để cho sở. Đồng quan điểm, bà Hồng nhận định, nếu giao cho các sở cùng gánh vác với Bộ thì vụ việc của ông Thắng có thể tránh khỏi. "Bộ chỉ nên hướng vào việc đề ra chủ trương và qui chế, còn chuyện thực hiện những chủ trương hay biện pháp đó nên giao các cơ quan cấp dưới, sau đó Bộ kiểm tra, thì như thế sẽ hiệu quả hơn và giảm bớt công việc tập trung vào Bộ", bà Hồng đề nghị.

Qui chế phân quota được thống nhất giữa cơ quan quản lý nhà nước và DN, mà theo đó Hội đồng phân bổ bao gồm đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, đại diện Hiệp hội DN Dệt may... Ông Lê Văn Đạo, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, qui chế phân bổ hạn ngạch hiện nay không phải là không công bằng hay thiếu minh bạch, mà do việc thực hiện qui chế không hiệu quả.

"Phân bổ hạn ngạch cực kỳ phức tạp và không có cơ chế nào tối ưu nhất để bao hàm tất cả các quyền lợi và hiệu quả cho mọi DN. Vấn đề tiêu cực là do cá nhân hay một nhóm cá nhân nào đó chứ không phải cơ chế vận hành có lỗi", ông Đạo phát biểu.

Theo ông, qui chế phân bổ hiện nay là ổn, vấn đề cần thay đổi là cách thực hiện. Trước hết cần phải thay đổi  việc phân cấp cho vụ ký quyết định giao hạn ngạch. Một lãnh đạo Bộ Thương mại (Thứ trưởng Mai Văn Dâu, đã có phát biểu thừa nhận trên một số báo) giải thích rằng, do không thể có thời gian ký theo sự vụ, nên ông này đã ký khống hàng loạt những quyết định phân bổ hạn ngạch. Vì vậy ông Đạo đề xuất, nên phân quyền cho quan chức của vụ ký quyết định theo từng sự vụ,  trên cơ sở thừa lệnh của lãnh đạo Bộ, để tránh việc ký khống có thể khó tránh khỏi, khi cả ngàn DN xin quota.

Theo Bộ Thương mại cho biết, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu năm 2004 so với 2003 sẽ giảm đáng kể đối với 13 mặt hàng xuất khẩu.

  • Minh Quang

 Tin bài liên quan:

1. DN dệt may hy vọng phân bổ quota công bằng hơn

2. "Cơ chế phân bổ quota còn nhiều kẽ hở"

3. Bổ sung 4 - 5 cán bộ vào tổ điều hành dệt may

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,