Cẩn trọng khi ký kết các hiệp định thương mại
11:53' 17/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hãy thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi đặt bút ký kết một hiệp định thương mại bởi nó có thể bóp méo thị trường, gây bất lợi cho nền kinh tế.

Soạn: AM 197757 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Vụ kiện cá Basa đã khiến nhiều nông dân lao đao.

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) sáng nay đã công bố Bản báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2005. Bản báo cáo cho biết, các hiệp định thương mại khu vực (RTA) đang tăng gấp 6 lần so với những năm 80 của thế kỷ trước và chiếm tới hơn 1/3 thương mại toàn cầu. 

WB cảnh báo: những nước đang ký kết các hiệp định thương mại khu vực và song phương nên để ''mở'' các điều khoản để tránh trường hợp gây chệch hướng thương mại hay bóp méo thị trường. Đặc biệt, gây bất lợi cho các nước đang phát triển.

Điều này rất dễ hiểu với Việt Nam, khi bài học cá Basa và nay là vụ kiện tôm vẫn còn nóng hổi. Những cảnh báo khách quan khiến chúng ta sẽ phải thận trọng hơn và tìm hiểu kỹ càng hơn nữa trước khi đặt bút ký kết hiệp định thương mại.

Các hiệp định thương mại vẫn mang tính phân biệt đối xử

WB cũng cho biết, Theo bản báo cáo này, các hiệp định thương mại khu vực cũng có thể mang lại triển vọng giúp nền kinh tế phát triển nhanh chóng, song chỉ trong trường hợp các nước đang phát triển thực hiện chiến lược tự do hoá thương mại trên 3 mặt - đơn phương, đa phương và khu vực.

Ông François Bourguignon, chuyên gia kinh tế trưởng và Phó Chủ tịch Kinh tế học Phát triển của WB nói: ''Các hiệp định thương mại khu vực mang lại một số lợi ích cho một số nước đang phát triển chừng nào chúng bị đứng sau bức tường bảo hộ. Tuy nhiên, những ưu đãi có lợi cho một số nước lại mang tính phân biệt đối xử với các nước khác. Gần như tất cả các hiệp định đều có ảnh hưởng bất lợi đối với những nước không tham gia. Cách thức giảm thiểu những tác động tiêu cực này một cách hiệu quả nhất là mở cửa các loại thị trường nhiều hơn nữa''.

''Các hiệp định thương mại khu vực có hiệu quả cao nhất khi chúng bổ sung cho một chiến lược thương mại đơn phương và đa phương và khi chúng duy trì những chương trình cải cách trong nước để cải thiện năng lực cạnh tranh và giảm nghèo đói. Hầu hết việc tự do hoá thương mại - đóng 2/3 vai trò giúp giảm thuế quan kể từ năm 1983 - đã diễn ra thông qua các chương trình cải cách đơn phương của chính phủ'' - ông Uri Dadush, Giám đốc Cơ quan Triển vọng Phát triển và Tập đoàn Thương mại Quốc tế của Ngân hàng Thế giới. 

Ông Richard Newfarmer - Nhà cố vấn kinh tế của Cơ quan Thương mại Ngân hàng Thế giới và tác giả chính của báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2005 cho biết: ''Cả các hiệp định song phương Bắc - Nam lẫn hiệp định song phương Nam - Nam đều không được đánh giá cao, xét về bình diện thế giới".

Ông này cho biết, các hiệp định song phương của Mỹ và EU thường không đạt được tự do thương mại hoàn toàn vì họ loại trừ các sản phẩm nhạy cảm, thường là hàng nông sản hoặc họ áp đặt những quy định hạn chế về nguồn gốc xuất xứ và do vậy trên thực tế đã chối bỏ khả năng tiếp cận thị trường. Các thoả thuận Nam - Nam đôi khi tạo ra nhiều tự do trong lĩnh vực thương mại hàng hoá song ít khi mở rộng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ và thường là việc thực thi rất kém. Ngoài ra, ít có hiệp định nào tạo cơ hội cho phép chuyển dịch tạm thời lao động giữa các quốc gia.

Các nước đang phát triển vẫn tăng trưởng mạnh

Bên cạnh việc phân tích các hiệp định thương mại, khi đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu, bản Báo cáo cho biết 2004 có thể là năm mà các nước đang phát triển tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1974. Tốc độ tăng trưởng ước tính là 6,1% do sự phục hồi mạnh mang tính chu kỳ của kinh tế thế giới, kể từ thời kỳ suy giảm kinh tế năm 2001-2002 và ở tất cả các khu vực đều tăng trưởng khá ổn định. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2004 cũng khá tốt, đạt 4,0% và bản báo cáo dự đoán rằng, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm còn 3,2% trong năm 2005 và 2006. 

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển cũng sẽ chậm lại, từ mức 6,1% năm 2004 xuống còn khoảng 5,4% vào năm 2005 và 5,1% năm 2006.

Dự tính, tăng trưởng GDP khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ là gần 8% trong năm 2004, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998. Riêng GDP của Trung Quốc sẽ tăng 8,8% trong năm 2004. Tốc độ tăng trưởng đầu tư đã giảm từ mức trên 40% xuống mức vẫn còn khá cao là 20-30% từ quý 1 đến quý 3 năm 2004. Đầu tư tiếp tục vượt qua mức 50% GDP; doanh số bán lẻ cùng  giá trị nhập khẩu tính bằng USD tiếp tục tăng mạnh. Tại các nước khác trong khu vực, GDP năm 2004 dự kiến tăng khoảng 7% tại Malaysia, từ 5,5-6,5% tại Philippines, Thái Lan và khoảng dưới 5% tại Indonesia.

Khu vực Nam Á đứng tiếp sau Đông Á với mức tăng khoảng 6% trong năm 2004. Dự báo, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm lại một chút do những nỗ lực của chính phủ nước này ngăn chặn sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Tương tự các nước Đông Á, hưởng lợi từ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng 30% trong năm nay, cũng có mức tăng trưởng vừa phải.

Xét về lâu dài, bản báo cáo dự báo rằng các nước đang phát triển có thể tăng gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình hồi những năm 90 do những cải cách mang tính cơ cấu của họ bắt đầu đem lại kết quả. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; các nước năng động hơn trong việc chuyển các nguồn lực trở thành những yếu tố giúp tạo cơ hội cạnh tranh; môi trường đầu tư được cải thiện; các rào cản thương mại tiếp tục được hạ thấp cùng với những tiến bộ đạt được tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi, sẽ giúp các nước đang phát triển đạt mức tăng trưởng bình quân đầu người trung bình là 3,4% trong giai đoạn 2006 - 2015, so với mức chưa tới 2% của những năm 90.

Bản báo cáo cũng cảnh báo một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Phi, đã không có được mức tăng trưởng cao như trên.

  • Hồng Phúc

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Bộ trưởng Vũ Khoan phản đối việc vu cáo VN bán phá giá cá tra, cá basa
''Cuộc chiến cá basa, cá tra chưa thể dừng lại''
Tỉnh An Giang đặt tượng cá basa
Mỹ: Từ vụ cá basa đến việc tăng thuế nhập khẩu thép
Cá basa mất giá, làng bè chới với
''Cá basa Việt Nam cần thương hiệu riêng''
Sản lượng cá basa giảm
USITC: Cá basa Việt Nam gây thiệt hại cho catfish Mỹ
''Người nuôi cá basa ở Việt Nam đang bị bắt chẹt''
CÁC TIN KHÁC:
VietNam Airlines khởi động cạnh tranh với hàng không quốc tế (17/11/2004)
TP.HCM: 22 cửa hàng đạt chuẩn du lịch (16/11/2004)
Thu hút đầu tư nước ngoài: VN sẽ đứng thứ 3 khu vực? (16/11/2004)
Chợ tư: Xu hướng kinh doanh mới (15/11/2004)
DN vận động chính sách cho mình, tại sao không! (14/11/2004)
DN làm gì để có nguồn nhân sự hiệu quả? (12/11/2004)
Năm 2005 tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện nay (11/11/2004)
Thêm một quỹ đầu tư trong nước (11/11/2004)
Kinh tế tư nhân thúc đẩy sức sáng tạo của doanh nhân (11/11/2004)
TP.HCM: Chỉ 11 đơn vị tham gia "DN Xuất khẩu uy tín" (10/11/2004)
Lạm phát 2005 sẽ chỉ còn 1 con số? (10/11/2004)
5.000 khách Nhật đặt vé tới VN dự lễ hội Việt-Nhật (09/11/2004)
Kinh doanh nhỏ không bị lệ thuộc vào giá vàng! (09/11/2004)
Cơn sốt vàng trở lại với khủng hoảng đồng đôla? (09/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang