221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
549302
Tư nhân chưa được khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng
1
Article
null
Tư nhân chưa được khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng
,

(VietNamNet) - Ngày 29/11, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cùng các quan chức cao cấp khác đã có cuộc đối thoại thẳng thắn với cộng đồng DN trong và ngoài nước, các nhà tài trợ quốc tế tại Diễn đàn DN Việt Nam.

Soạn: AM 207249 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Diễn đàn DN Việt Nam đang thảo luận về môi trường đầu tư của Việt Nam.

Tiếp tục kỳ vọng vào môi trường đầu tư của VN song giới kinh doanh vẫn quan ngại hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng còn quá yếu kém.

Báo cáo của Ban thư ký Diễn đàn DN VN khảo sát 30 Hiệp hội DN và 195 công ty cho thấy, 83% công ty khẳng định họ dự định mở rộng quy mô trong 3 năm tới vì VN có triển vọng dài hạn, tăng trưởng thị trường trong nước mạnh và chính trị ổn định. Còn lại không có kế hoạch mở rộng vì quy định bất bình đẳng, quan liêu tham nhũng và thực thi pháp luật yếu kém.

Tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng: thiếu một khuôn khổ pháp lý chi tiết

Vấn đề tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không mới và đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, tại Diễn đàn, nhiều DN phàn nàn Chính phủ vẫn chưa có một cơ sở pháp lý chi tiết để tạo môi trường thông thoáng cho tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực được coi là thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội.

"Như các bạn thấy, dự án hạ tầng đều đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi kéo dài vì thế nhà đầu tư muốn biết liệu họ bỏ một đống tiền ra sẽ có lợi gì. Cái cần nhất là đưa ra những ưu đãi cụ thể thay vì hô hào chung chung". Ông Tony Foster, Chủ tịch Hiệp hội DN Hoa Kỳ tại VN đặt câu hỏi.

Ông Foster cũng phàn nàn rằng Chính phủ chưa có một khuôn khổ pháp lý và chi tiết về sự tham gia của khu vực tư nhân vào kết cấu hạ tầng. Ông dẫn chứng mặc dù từ năm 1993, VN đã khuyến khích đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT, nhưng cho đến nay mới chỉ có 3 dự án loại này.

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Klaus Rohland nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

"Nếu chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước và vốn viện trợ ODA thì rõ ràng là không đủ. Trong 10, 20 năm tới nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của VN ngày càng tăng mạnh trong khi VN chỉ có thể nhận ODA thêm 10 năm nữa". Ông Rohland lưu ý.

Giải đáp những thắc mắc của giới kinh doanh, Phó Thủ tướng Vũ Khoan thừa nhận mặc dù chủ trương thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng đã có trong nhiều văn bản pháp luật nhưng còn "chưa đồng bộ và quá rải rác".

Phó Thủ tướng đồng ý với kiến nghị thành lập một nhóm công tác gồm các quan chức Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế và đại diện DN nhằm thảo luận và nghiên cứu làm thế nào khuyến khích hơn nữa tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ông lưu ý nhóm công tác tập trung nghiên cứu các vấn đề như đánh giá nhu cầu và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của VN trong những năm tới; đóng góp ý kiến về khuôn khổ pháp lý... Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng yêu cầu nhóm chuyên đề này nghiên cứu tìm ra một mặt bằng giá phù hợp.

Cho phép DN tham gia thị trường trái phiếu

Ông Steven Dominique, đại diện Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đã kiến nghị như vậy trong phần thảo luận về thị trường vốn ở VN, một tác nhân quan trọng liên quan tới việc phát triển DN tư nhân, tạo nguồn vốn dài hạn và quản trị công ty.

Theo ông này, mặc dù thị trường trái phiếu hoạt động tương đối thành công với 1 tỷ USD được huy động song người phát hành trái phiếu chỉ là Chính phủ (Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Quỹ Phát triển). Việc các DN, ngay cả các Tổng công ty chưa được phép tham gia huy động vốn theo hình thức này sẽ gây ra những rủi ro đối với nhu cầu vốn. Ông Dominique cho rằng, Chính phủ nên nghiên cứu cho phép các DN tham gia thị trường trái phiếu với điều kiện các nhà phát hành phải chấp thuận cơ chế kiểm toán và công khai thông tin.

Ông Dominique cũng đặt dấu hỏi về tình trạng cổ phần hoá khép kín đang phổ biến trong các DNNN hiện nay.

"Cho dù có trên 1000 DN được cổ phần hoá song chủ yếu diễn ra trong nội bộ, chỉ có 8% cổ phần được bán ra bên ngoài, hạn chế huy động vốn cho DN và nâng cao hệ thống quản trị DN".

Ông đề xuất Chính phủ VN nghiên cứu gắn cổ phần hoá với thị trường chứng khoán, chẳng hạn như đặt ra một lộ trình cụ thể buộc các DN cổ phần hoá phải niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ông Hà, đại diện Chính phủ cho biết Chính phủ đang xem xét gắn kết cổ phần hoá với phát hành chứng khoán, trước mắt thực hiện thí điểm cổ phần hoá cho 6 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, Chính phủ cũng đang nỗ lực xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường phi tập trung (hiện lớn gấp nhiều lần so với thị trường chính thức). Trong đó, Trung tâm chứng khoán Hà Nội sẽ được đưa vào hoạt động đầu năm 2005 trên nguyên tắc tự do thoả thuận. Cơ chế về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán cũng sẽ được nghiên cứu sửa đổi.

Chính phủ cũng lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của DN xung quanh vấn đề thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở VN, các vướng mắc trong chuyển giao công nghệ...

Là một hoạt động thường kỳ bên lề Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ, Diễn đàn DN Việt Nam được xem như một cơ hội để đại diện Chính phủ, các nhà tài trợ và giới kinh doanh cùng trao đổi, tìm giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh ở VN.

  • Việt Lâm

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,