VN xếp thứ 4 trong ưu tiên đầu tư của Nhật
13:33' 01/12/2004 (GMT+7)
(VietNamNet) - Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản xếp thứ 4 trong danh sách 10 nước có nhiều triển vọng nhất đối với các hoạt động kinh doanh hải ngoại của họ.
 
Soạn: AM 210396 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Một trong những nguyên nhân chính để các nhà đầu tư vào Việt Nam là có thị trường tiềm năng lớn mạnh. (Ảnh: Nguyên Vũ).

Thống Đốc Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) - ông Kyosuke Shinozawa vừa công bố những kết quả điều tra về hoạt động kinh doanh hải ngoại của các công ty Nhật Bản dựa trên những thông tin thu được từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2004.

Nhà đầu tư đang đợi những biến chuyển tích cực

Theo JBIC, hiện 3 vấn đề chính gây nhiều khó khăn, cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng tại Việt Nam là hệ thống pháp luật kém phát triển, các văn bản pháp luật không rõ ràng và cơ sở hạ tầng yếu kém.

Theo ông Masayuki Karasawa - Trưởng Đại diện Văn phòng JBIC tại Hà Nội, các nhà đầu tư Nhật Bản đều có chung quan điểm rằng Việt Nam là nước có tiềm năng lớn mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và rủi ro khiến họ do dự và không đưa ra những hoạt động đầu tư cụ thể. Phần lớn các nhà đầu tư đang chờ đợi những biến chuyển tích cực của môi trường đầu tư để biến kế hoạch đầu tư thành hành động cụ thể, thực tế. Kết quả của nghiên cứu điều tra cho thấy triển vọng đầu tư tăng nhanh có thể đạt được nếu môi trường đầu tư được cải thiện tốt hơn.

Đây là nghiên cứu điều tra lần thứ 16 của JBIC được thực hiện hàng năm bắt đầu từ năm 1989. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định những xu hướng hiện tại và những triển vọng trong tương lai đối với các hoạt động kinh doanh hải ngoại của các công ty Nhật Bản đang hoạt động tích cực ở nước ngoài. 

Việt Nam xếp thứ 4 trong ưu tiên đầu tư của Nhật

Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản xếp là nước đứng thứ 4 trong danh sách 10 nước đứng đầu có nhiều triển vọng nhất đối với các hoạt động kinh doanh hải ngoại của họ. Thứ tự xếp hạng này không thay đổi so với kết quả điều tra năm ngoái.

JBIC cho biết, ba nguyên nhân chính để Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng cho hoạt động kinh doanh hải ngoại của Nhật Bản là lực lượng nhân công rẻ, thị trường tiềm năng lớn mạnh và nguồn nhân lực giỏi. Bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế đáng chú ý gần đây, sự ổn định chính trị xã hội và những điều kiện đầu tư ưu đãi của Chính phủ Việt Nam được coi là những yếu tố quan trọng và điều kiện tiên quyết thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

''Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố hết sức cần thiết đối với sự phát triển kinh tế và đặc biệt làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, tiềm năng hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài'', ông Kyosuke Shinozawa nói.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa của Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng, đồng thời cũng tạo ra những áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Nhật Bản đã xây dựng thành công chương trình Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản để cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể, tích cực để nâng cao môi trường kinh doanh và củng cố năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

JBIC sẽ dựa vào những kết quả của nghiên cứu khảo sát này để cung cấp cho các công ty Nhật Bản đang phải đối mặt với cạnh tranh toàn cầu ngày càng dữ dội, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư của các khu vực và quốc gia đơn lẻ thông qua việc tiếp tục hợp tác và tiến hành đối thoại với Chính phủ và công ty của họ.

  • Hồng Phúc

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
VN xếp thứ 4 trong ưu tiên đầu tư của Nhật (01/12/2004)
Dự báo thị trường tiền tệ cuối năm (01/12/2004)
Tội phạm thẻ tấn công thị trường Việt Nam (01/12/2004)
Tôm VN phải chịu thuế chống phá giá từ 4,13 đến 25,76% (01/12/2004)
Việt Nam có "Ngày Chứng khoán" (30/11/2004)
Sẽ cho lập công ty thương mại nước ngoài tại VN (30/11/2004)
Sẽ đấu giá đất mặt tiền khi đền bù giải tỏa (29/11/2004)
Tư nhân chưa được khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng (29/11/2004)
Kinh doanh hiệu quả từ những "mẹo" nhỏ (28/11/2004)
''Không tiến bộ, các DN ôtô không còn thị trường mà mất'' (28/11/2004)
Chuyện của MTS - bao giờ mới có câu trả lời? (27/11/2004)
Kinh doanh ngoại tệ: Phải "nhìn" thấy xu hướng đồng tiền mạnh (26/11/2004)
Sẽ điều tra về lợi nhuận thực của DN ôtô (25/11/2004)
VinaCapital: Thích đầu tư vào DN "có vấn đề" (25/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang