221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
549198
Mua ngoại tệ cho tương lai với giá hiện tại
1
Article
null
Mua ngoại tệ cho tương lai với giá hiện tại
,

(VietNamNet) - Trước đây, nếu cần một số ngoại tệ, bạn không được mua nó theo giá tương lai mà phải mua theo giá giao ngay. Nhưng bây giờ bạn có thể làm cả hai...

Soạn: AM 207235 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cá nhân mua ngoại tệ có kỳ hạn sẽ giảm bớt rủi ro?

Thời gian gần đây, tỷ giá giữa đồng USD Mỹ  và EUR dao động khá mạnh trên thị trường thế giới và sự biến động này làm ảnh hưởng đến cả các đồng ngoại tệ khác. Điều này không chỉ làm giới DN, mà cả các cá nhân - đặc biệt là các phụ huynh có con em du học ở nước ngoài, lo lắng.

Mua bây giờ... 365 ngày sau nhận

Chị H. có con học ở Canada đã 2 năm, và điều làm chị lo lắng hiện nay không phải là tiền học phí cho con mà là sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô-la Canada (CAD). "Năm ngoái mua 100 CAD chỉ mất khoảng 1 triệu VND nhưng năm nay đã tăng lên trên 1,3 triệu VND. Tôi thực sự lo lắng mỗi khi thấy giá CAD tăng lên và không biết sắp tới còn tăng nữa hay không, nhưng với biến động giữa USD và đồng EUR thì khó có thể nói là không", chị tâm sự. Chị nói rằng, chị muốn đổi tiền VND sang CAD và gửi trong ngân hàng để phòng khi giá cả lại biến động. Tuy nhiên, mong muốn này của chị khó có thể thực hiện vì Việt Nam chưa có tiết kiệm bằng ngoại tệ CAD, ngoại trừ tiết kiệm bằng USD và EUR. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn cho đồng ngoại tệ, chị H hoàn toàn có thể mua trước với giá thỏa thuận ở hiện tại và nhận chúng vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Bắt đầu từ giữa tháng 11, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các cá nhân được giao dịch với tổ chức tín dụng theo các phương thức kỳ hạn. Điều này có nghĩa từ nay trở đi các ngân hàng được phép bán cho cá nhân ngoại tệ, không chỉ theo hình thức giao ngay (spot) mà còn theo hình thức kỳ hạn (forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (currency option) tương tự như các tổ chức tín dụng này giao dịch với DN lâu nay. Với hình thức mua kỳ hạn, thời gian có thể trong vòng từ 3 đến 365 ngày sau đó.

Ví dụ, hiện nay 1EUR giá 20.583,34VND. Bạn muốn mua 100.000EUR với giá hiện nay (hoặc với giá nào đó theo thỏa thuận giữa bạn và ngân hàng) để sử dụng vào 1 tháng tới hoặc 365 ngày sau, bạn chỉ cần mua "quyền" forward của ngân hàng. Với quyền này, bạn có thể mua số ngoại tệ nói trên vào thời gian đã ấn định với giá thỏa thuận, nếu giá thỏa thuận thấp hơn so với giá của thời điểm nhận ngoại tệ. Còn nếu như giá của ngoại tệ vào thời điểm giao thấp hơn giá thỏa thuận, bạn có quyền hủy giao dịch với ngân hàng để mua ngoại tệ với giá thấp. Để làm tất cả những điều trên, bạn phải trả một khoản phí cho ngân hàng gọi là bảo hiểm rủi ro ngoại tệ. Và khoản phí này cao hay thấp tùy thuộc vào đánh giá của ngân hàng đối với loại ngoại tệ giao dịch, giá thỏa thuận, thời gian giao nhận, biến động của thị trường đối với loại ngoại tệ đó...

Phí bảo hiểm có dễ chấp nhận?

Số lượng thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân ngày càng lớn khi nhu cầu du học cũng như chữa bệnh của người dân Việt Nam ngày càng cao. Hiện, VN có khoảng 30.000 sinh viên, học sinh đang du học ở các nước, trong đó có 65% là du học tự túc.

Năm 2003, các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM thực hiện thanh toán ngoại tệ từ phi mậu dịch đạt 9,387 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm trước. Tính chung trong năm 2003 tổng số ngoại tệ thanh toán của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM lên đến 21,064 tỷ USD.

"Điều đó rất tốt đối với những cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ nhưng không muốn rủi ro như chúng tôi", Vũ Thị Thu Hương, một phụ huynh học sinh khác nói. Phụ huynh này vừa bán một lô đất và gom được khoảng 100.000USD để lo cho con gái của chị du học ở Australia vào năm tới. Cũng như chị H, chị Hương chuyển tiền VND sang USD và gửi vào ngân hàng, nhưng sau đó lại phải chuyển từ tiền USD sang VND khi có nhu cầu mua đô la Úc (AUD) để thanh toán học phí.

Đối với hai bà mẹ này, họ không chỉ lo lắng việc chuyển VND sang USD và ngược lại trước khi mua đô la Úc hoặc Canada vì mất thời gian và tốn kém, mà họ còn lo cả việc biến động lên xuống hàng ngày của những đồng ngoại tệ mà họ thanh toán học phí cho con. "Nếu như cá nhân được phép mua ngoại tệ có kỳ hạn dài, thì tôi sẽ thử và hy vọng rằng chi phí thanh toán cho ngân hàng không nhiều hơn chi phí mà chúng tôi phải tốn thêm cho việc chuyển đổi giữa các đồng tiền", chị Hương phát biểu.

Theo Vietcombank, khoản phí bảo hiểm thực chất là khoản tiền mà cá nhân thanh toán cho ngân hàng được tổ chức tín dụng này sử dụng mua ngoại tệ để dành giao cho khách hàng sau này. Khoản bảo hiểm rủi ro đó được tính trên lãi suất cơ bản của VND và lãi suất cho vay của đồng ngoại tệ.

Ví dụ, bạn muốn mua 100.000USD và nhận nó sau 1 tháng. Tỷ giá USD và VND là 1USD = 15.779VND, lãi suất cơ bản của VND (được Ngân hàng Nhà nước công bố) khoảng 7,5%/năm và lãi suất USD (được Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED- ấn định) là khoảng 2%/năm. Bằng công thức tính toán tỷ giá và lãi suất được Vietcombank sử dụng, trung bình một ngày tỷ giá (với tình hình biến động như hiện nay) được cộng thêm khoảng 2,5 VND.

Tóm lại, tỷ giá USD/VND của 1 tháng sau sẽ bằng 15,779 VND + 2,5 VND x 30 ngày (1 tháng)= 15.844 VND. Tương tự như vậy, tỷ giá đồng EUR sẽ được cộng thêm 134,7 VND/30 ngày nếu tính lãi suất EUR là 1,2%/tháng, sau 1 tháng giá 1EUR = 21.064,61VND + 134,7VND = 21.199,31VND.

Đối với AUD thì  sau 30 ngày sẽ tính thêm 61VND khi lãi suất cho vay của AUD là 3%, như thế tỷ giá của AUD mà khách hàng phải trả cho ngân hàng là 12.545,13 VND (vì tỷ giá AUD tính là 12.484,13VND).

Điều kiện như thanh toán giao ngay

Quyết định của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm bớt rủi ro cho những cá nhân có nhu cầu thanh toán ngoại tệ như học phí, viện phí, dịch vụ thanh toán... Tuy nhiên, quyết định này không nới rộng điều kiện cho cá nhân được mua ngoại tệ. Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng phòng Kinh doanh Ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cho biết để tham gia phương thức giao dịch mới, cá nhân vẫn phải hội đủ điều kiện mà Ngân hàng Nhà nước qui định cho phương thức thanh toán giao ngay.

Theo đó, để mua ngoại tệ có kỳ hạn cá nhân phải có những chứng từ cho việc thanh toán ở nước ngoài như hóa đơn hoặc giấy báo đóng học phí của cơ quan hay trường học. Cá nhân chỉ được mua không quá 3.000USD, nếu trên số lượng này phải xin phép của Ngân hàng Nhà nước như qui định thanh toán ngoại hối đối với đối tượng cá nhân.

Thanh toán kỳ hạn không chỉ áp dụng đối với việc mua, mà khi có nhu cầu bán ngoại tệ ở một thời điểm nào đó, cá nhân cũng có thể giao dịch với ngân hàng thay vì chỉ có bán ngay. Thanh toán ngoại tệ có kỳ hạn là hình thức chia sẻ rủi ro và lợi nhuận cho cả người mua và người bán. Ở các nước, phương thức giao dịch này khá phổ biến đối với DN và cả cá nhân. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ mới có Ngân hàng Vietcombank triển khai, các ngân hàng khác chưa chuyển động dịch vụ này sau khi Ngân hàng Nhà nước ra quyết định mới vì còn chờ thêm hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

  • Minh Quang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,