221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
677822
Thế lưỡng nan của doanh nghiệp vì giá xăng dầu tăng
1
Article
null
Thế lưỡng nan của doanh nghiệp vì giá xăng dầu tăng
,
Các DN đối mặt với một thực tế: làm thế nào để xây dựng giá thành hợp lý và sống được với biến động tăng giá xăng dầu.

Ăn lần vào vốn

Ngành đánh bắt hải sản với nhiên liệu chính là dầu diesel, theo tính toán đây là  một trong những ngành chịu sự tác động lớn nhất với mức chi phí đầu vào tăng thêm 9%, đang khiến nhiều ngư dân đứng ngồi không yên.

“Với giá dầu như hiện nay, có lẽ những chủ tàu như tụi tui phải ăn lần vào vốn…”  - ông Trần Văn Hoa, người có “cổ phần” trong bốn tàu cá xa bờ tại Phước Tỉnh, Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu, than thở.

Taxi... không dám chạy!

Anh Nguyễn Văn Quang đậu xe taxi ngóng khách tại góc đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TP.HCM (ảnh chụp chiều 4/7/2005)

Anh Nguyễn Văn Quang, tài xế taxi của Hãng Festival, cho biết hiện giá cước xe chưa thay đổi nên trước mắt tài xế bị mất tiền chênh lệch xăng trung bình 16.000 đồng/ngày (bình quân chạy 20 lít xăng/ngày). Lúc xăng chưa lên giá, anh em tài xế còn chạy lòng vòng để kiếm khách. Bây giờ ít ai còn chạy xe không, phần lớn nằm thụ động đợi khách hoặc tổng đài gọi. Tổng đài gọi ở cự ly gần mới chạy, còn ở xa cũng không dám chạy do sợ bị lỗ tiền xăng.

Theo tính toán của ông Hoa, lượng dầu cho mỗi chuyến đi biển của cặp ghe nhà ông là 40.000 lít, với mức giá dầu tăng thêm 1.000 đồng/lít, chi phí  tăng thêm đến 40 triệu đồng/chuyến, chưa kể các chi phí khác như nước đá, dụng cụ cơ khí... cũng đua nhau tăng theo giá dầu. Trong khi đó, chuyến đi biển mới đây tổng lợi nhuận thu được của các “cổ đông” vỏn vẹn chỉ có 2,7 triệu đồng/chuyến/ba tháng! Nhiều ngư dân cho biết từ đầu năm đến nay giá cả các loại hải sản cũng đã nhích lên nhưng không thấm vào đâu so với mức tăng giá dầu.

Hai áp lực

Ông Huỳnh Thanh Hải - giám đốc Công ty nhôm Kim Cương - lo lắng: “Chúng tôi đã phải họp khẩn cấp và quyết định sẽ tăng thêm 5% trên mỗi sản phẩm vào cuối tuần này, mặc dù biết là việc tăng giá này sẽ làm ảnh hưởng đến sức mua hàng của thị trường song không còn con đường nào khác”.

Ông Lê Quốc Tuyên - giám đốc Công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa  - cho hay: “Theo ước tính sơ bộ của chúng tôi, đợt tăng giá xăng dầu lần này đã làm tăng giá đầu vào sản phẩm lên 2-3%. Chính vì vậy, hiện chúng tôi đang đứng trước hai áp lực là nếu tăng giá sẽ khó cạnh  tranh với sản phẩm cùng loại, còn ngược lại thì lợi nhuận của công ty sẽ buộc phải cắt giảm thêm nữa”.

Sự biến động liên tục của giá dầu khiến Công ty ximăng Hà Tiên 2, đơn vị duy nhất của ngành ximăng hiện nay vẫn dùng dầu FO để đốt lò, không khỏi lo lắng. Giám đốc Lý Tân Huệ nói: “Hiện công ty cũng chưa  có giải pháp nào để thoát khỏi tình trạng bù lỗ thêm cho giá xăng dầu vừa tăng. Còn sắp tới, chắc không thể sử dụng công nghệ sản xuất ximăng bằng đốt dầu được nữa mà phải thay bằng đốt than cho rẻ”.

Các doanh  nghiệp ngành giấy cũng lao đao không kém. Một cán bộ phụ trách bộ phận kinh doanh của Công ty TNHH giấy An Bình cho biết dầu hiện chiếm đến 14%  trong giá thành sản phẩm. Chị H. - phụ trách khâu bán hàng - nói với giá dầu tăng như vậy mỗi tấn giấy sản xuất đã đội lên 52.000 đồng, trong khi giá giấy nhập ngoại lại đang giảm… 10 USD/tấn.

“Kiểu này người ta đổ đi nhập giấy về xài cho sướng chứ tội gì mua giấy mình làm, chưa kể các mức nói trên chưa tính chi phí vận chuyển!” - chị H. than.

(Theo Tuổi Trẻ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,