221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
868698
Nợ nước ngoài đã gần đến ngưỡng
1
Article
null
Nợ nước ngoài đã gần đến ngưỡng
,

(VietNamNet) - Tại Hội nghị ngành Tài chính mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có khuyến cáo giảm giới hạn an toàn vay nợ nước ngoài từ 50% xuống 40% GDP.

Với giới hạn mới này, nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát nhưng khả năng vay thêm còn rất thấp. Việc sử dụng nguồn vốn vay này đang được chấn chỉnh để nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển.

Nợ nước ngoài tăng

Theo dự tính của Bộ Tài chính, trong năm 2007, bội chi ngân sách nhà nước khoảng 56.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP. Chính phủ sẽ thực hiện vay trong nước 43.000 tỷ đồng và vay nước ngoài 844 triệu USD để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, với tốc độ này, dự kiến đến 31/12/2007, dư nợ Chính phủ là 37,3% và dư nợ nước ngoài là 31,2%.

Báo cáo chính thức vay và trả nợ nước ngoài mới đây của Bộ Tài Chính cho biết, trong giai đoạn 1993-2005, tổng số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mà các nhà tài trợ đã cam kết cho nước ta thông qua 13 kỳ Hội nghị các nhà tài trợ (CG) đạt 32,53 tỷ USD, trong đó có khoảng từ 15-20% là viện trợ không hoàn lại và phần lớn còn lại là vốn cho vay ưu đãi đối với Chính phủ.

Soạn: HA 966665 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguốn vốn ODA chủ yếu dành phát triển hạ tầng. (Ảnh: MPI)

Đến hết cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã đàm phán và ký kết các Hiệp định vay ODA với tổng giá trị trên 22 tỷ USD. Trong đó, vốn đã giải ngân là 11 tỷ USD bằng 51% tổng giá trị các khoản vay. Hiện có trên 50 nhà tài trợ cho Việt Nam, 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm khoảng 80% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết. 

Hiện nay, nguồn vốn ODA chiếm  khoảng 12% tổng đầu tư toàn xã hội, bằng 28% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và bằng 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Việt Nam ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các lĩnh vực: giao thông vận tải khoảng 26,5%; phát triển hệ thống nguồn điện, mạng lưới chuyển tải và phân phối điện, khoảng 23,4%; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm cả thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp, khoảng 16,3%...

Nguốn vốn ODA được đánh giá góp phần thúc đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quá trình sử dụng vốn vay đã bộc lộ nhiều bất cập, gây lãng phí, nhiều dự án triển khai không có hiệu quả. Thậm chí đã xuất hiện tình trạng, một số cơ quan thụ hưởng ODA ở địa phương vẫn còn quan niệm ODA "tiền chùa"  không hoàn lại. Hậu quả của quan niệm sai lệch này là các đơn vị ra sức tranh thủ nguồn vốn ODA mà không tính toán hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án và khả năng trả nợ.

Siết chặt quản lý để sử dụng hiệu quả hơn

Đ quản lý tốt hơn nguồn vốn vay, mới đây, Chính phủ có những đổi mới về quản lý nợ nước ngoài theo nguyên tắc quản lý thận trọng việc vay thương mại nước ngoài của Chính phủ, không vay thương mại nước ngoài ngắn hạn cho các mục tiêu dài hạn. 

Nguồn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ chỉ được sử dụng cho mục đích cho vay lại đối với các chương trình, dự án đầu tư phát triển trọng điểm của Nhà nước có nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ, có khả năng hoàn vốn và trả được nợ và cho mục đích tái cơ cấu nợ nước ngoài. Chính phủ không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ nước ngoài do các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trực tiếp vay, trừ trường hợp được Chính phủ bảo lãnh.

Mới đây,  Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đã được ban hành, trong đó, tăng cường phân cấp và quy định trách nhiệm cụ thể của các đơn vị thực hiện. Đặc biệt, sẽ kiên quyết từ chối các khoản vay ODA xét thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp do bị chi phối nhiều bởi các yếu tố ràng buộc.

Chính phủ sẽ xây dựng Pháp lệnh về quản lý nợ của khu vực công, bao gồm vay và trả nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ, vay và trả nợ của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp công ích. Xây dựng Nghị định của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Xây dựng chương trình trung hạn vay và trả nợ nước ngoài, chương trình quản lý nợ doanh nghiệp và hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro vay và trả nợ của khu vực doanh nghiệp.

Bên cạnh đó quản lý và  kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay nước ngoài sẽ được nâng cao. Chính phủ sẽ yêu cầu thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các dự án thực hiện bằng nguồn vốn vay nợ nhằm đảm bảo nguồn vốn vay sẽ được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,