221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1079382
Sau kỷ lục hút vốn FDI, giải ngân có chuyển biến lớn?
1
Article
null
Sau kỷ lục hút vốn FDI, giải ngân có chuyển biến lớn?
,

 - Thông báo mới nhất từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2008 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt 31,6 tỷ USD. Đây là con số cao kỷ lục so với những năm trước đây. Điều này càng trở nên có ý nghĩa trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn lớn. Tuy nhiên, làm sao để nguồn vốn lớn này đi vào triển khai trên thực tế vẫn là một vấn đề rất khó khăn.

Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại về dài hạn 

Nhìn nhận kết quả khả quan này, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng, kết quả thu hút vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt mức 31,6 tỷ USD đã thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay, mặc dù nền kinh tế đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: lạm phát tăng cao, giá cả biến động, giá vật liệu xây dựng tăng cao đột biến...

Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay mà vốn FDI vẫn tăng mạnh chứng tỏ nhà đầu tư có niềm tin rất lớn vào môi trường kinh doanh của Việt Nam.
 

Riêng hai dự án xây dựng Nhà máy thép của Formosa tại Hà Tĩnh và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã chiếm 14 tỷ USD. (Ảnh: HQ Bình Định)

Dẫn chứng cụ thể, ông Thắng cho biết, trong tổng số 31,6 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu năm nay, riêng 2 dự án xây dựng nhà máy thép của Formosa tại Hà Tĩnh và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã chiếm 14 tỷ USD.

Đây là những dự án được xúc tiến từ nhiều năm trước. Mặc dù trong thời gian gần đây cũng có nhiều dư luận khác nhau về chủ trương đầu tư, thêm vào đó là những ảnh hưởng lớn từ lạm phát, biến động giá nguyên vật liệu tác động xấu đến môi trường kinh doanh nhưng đến nay các nhà đầu tư lớn này vẫn quyết tâm đầu tư vào Việt Nam, chứng tỏ ở tầm trung và dài hạn, họ vẫn tin tưởng thị trường và khả năng điều hành của Chính phủ.

Nếu thời gian qua kinh tế Việt Nam không gặp nhiều khó khăn, không phải đối mặt với lạm phát, rất có thể con số thu hút vốn FDI đó còn cao hơn nhiều.

"Các nhà ĐTNN hầu hết đến Việt Nam với những mục tiêu trung hạn và dài hạn nên họ ít bị ảnh hưởng với những khó khăn trước mắt. Vì thế, tôi tin rằng, xu hướng giảm FDI trong thời gian tới là rất ít", ông Thắng nói.

Đây hoàn toàn không phải là một nhận định chủ quan. Bởi vì, theo điều tra mới nhất của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tiến hành hằng năm đối với 1.745 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại châu Á bao gồm 6 nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines và Việt Nam), Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan, thì Việt Nam được đánh giá rất cao về triển vọng đầu tư cả trung và dài hạn.

Theo JETRO, về trung hạn, có 92,6% doanh nghiệp sản xuất và 88% doanh nghiệp dịch vụ dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Về dài hạn, trong vòng 5-10 năm tới, Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá là địa điểm sản xuất tốt nhất ở châu Á.

Trong khi đó, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ tổ chức tại Hà Nội ngày 2/6/2008, đại diện các nhà đầu tư Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản đều có chung nhận định: Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhưng vẫn có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới.

Với một cái nhìn khách quan, các báo cáo về kinh tế Việt Nam gần đây của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đều có chung nhận định, Việt Nam đang có những đối sách thích hợp để ứng phó hiệu quả với những khó khăn ngắn hạn. Tình hình kinh tế sẽ sớm ổn định và đi lên ở cuối năm 2008 và đầu năm 2009.

Ông Sandy Flockhat - Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chuyến công tác tại Việt Nam để thúc đẩy các hoạt động đầu tư của ngân hàng lớn hàng đầu thế giới này ở Việt Nam đã nhấn mạnh, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế châu Á được đánh giá tăng trưởng tốt nhất về trung và dài hạn.

Theo ông Flockhat, những khó khăn ngắn hạn trước mắt không thể cản bước các nhà đầu tư lớn đến Việt Nam làm ăn. Chính trị ổn định, dân số trẻ, môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao... vẫn là những giá trị hấp dẫn lâu dài của Việt Nam được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao.

Như vậy, kết quả thu hút đầu tư hôm nay đã nói lên nhiều điều về sự hấp dẫn của Việt Nam bằng chính những giá trị cơ bản và lâu dài của mình. Bên cạnh đó, kết quả thu hút đầu tư cũng cho thấy, các nhà đầu tư đang đặt niềm tin lớn vào cơ hội, tiềm năng và khả năng điều hành kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Đây hẳn là tín hiệu vui trong bộn bề những khó khăn mà cả nền kinh tế đang đối phó.

Giải ngân vốn FDI: Sẽ có chuyển biến lớn?

Vốn FDI đăng ký tăng cao nhưng nếu tình hình giải ngân không có nhiều cải thiện so với các năm trước thì tác động của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế sẽ không được thể hiện hết.

Ông Pham Hữu Thắng cho biết, đã có những dấu hiệu khả quan về tình hình giải ngân FDI từ đầu năm đến nay. Đáng chú ý là nhiều dự án quy mô lớn được khai trương, động thổ ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Có thể kể đến dự án Hồ Tràm xây dựng khu du lịch, khách sạn cao cấp tại Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD. 

Nguồn vốn FDI lớn mang theo thách thức lớn về giải ngân. (Ảnh: VNN)

"Số liệu đến thời điểm này cho thấy cả nước đã giải ngân được 4,9 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Dự kiến con số thực hiện của cả năm 2008 vào khoảng 10-12 tỷ USD với một số dự án đã đi vào hoạt động như: Dự án sản xuất xe máy Vespa của Tập đoàn Piagio đã hoàn thiện nhà xưởng vào tháng 5/2008...

Đặc biệt, các dự án kinh doanh bất động sản (xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, văn phòng căn hộ để bán và cho thuê, xây dựng khách sạn cao cấp...) đã nhanh chóng triển khai thực hiện theo cam kết", ông Thắng nói.

Tuy nhiên, tốc độ giải ngân như trên vẫn chưa thể gọi là tương xứng nếu dự đoán thu hút vốn đầu tư cả năm đạt khoảng 35 tỷ USD.

Vì vậy, mới đây, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã cùng với các địa phương thực hiện việc rà soát và báo cáo về tiến độ triển khai các dự án FDI. Từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ thành lập các đoàn đi kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, cảng biển, bất động sản... Động thái này hy vọng sẽ giúp nắm bắt được những nhu cầu thực tế, các vướng mắc của địa phương và các nhà đầu tư để tháo gỡ và chắc chắn việc này sẽ có tác động tích cực đến việc hấp thu vốn FDI trong năm nay.

Được biết, hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng phê duyệt đề án thúc đẩy giải ngân vốn FDI và đang triển khai thực hiện quyết liệt. Đây là đề án rất được kỳ vọng nhằm tạo ra sự chuyển biến lớn trong giải ngân FDI, đưa nguồn vốn đã đăng ký vào triển khai trên thực tế, tạo ra động lực mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, ông Thắng vẫn nhấn mạnh rằng: "Chúng ta vẫn phải nỗ lực để tháo các "nút cổ chai" về hạ tầng, nhân lực và tiếp tục cải cánh thủ tục hành chính. Đây là những vấn đề đặt ra từ lâu nhưng không thể cải thiện một sớm một chiều do liên quan đến điều hành chính sách vĩ mô.

Hiện tại, nhiều dự án hạ tầng đang được triển khai nhằm giải quyết vấn đề hạ tấng yếu kém như: Xây dựng như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Long Thành - Giầu Dây.

Sự thiếu hụt nhân lực cũng đang là “nút thắt” lớn vì tại thời điểm này, các dự án cần vài trăm ngàn công nhân thì không thể đáp ứng ngay được. Bây giờ, các nhà đầu tư lại đặt vấn đề xây dựng nhà cho công nhân, tạo thành khu dân cư và tuyển dụng, đào tạo lao động trước rồi mới xây dựng nhà xưởng.

"Nhận thấy đây là xu hướng mới, chúng tôi đã đi tìm hiểu kinh nghiệm của Thẩm Quyến. Với các dự án khoảng 10 tỷ USD, thành phố Trung Quốc này đã cho xây dựng nhà ở cho công nhân và cơ sở hạ tầng thiết yếu như một thành phố thu nhỏ. Mô hình này sẽ được áp dụng tại Việt Nam để tiếp nhận các dự án lớn, đặc biệt là những dự án của nhà đầu tư từ khu vực Trung Đông dự kiến sẽ vào nhiều trong thời gian tới", ông Thắng cho biết.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,