Các tổng công ty mong muốn gì?
09:41' 02/11/2004 (GMT+7)

Tổng Giám đốc TCty Than VN - ông Đoàn Văn Kiển: Sự chờ đợi sẽ giết chết ý chí đầu tư của DN

Soạn: AM 185165 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

- Điều mà TVN cũng như nhiều DN khác trong cả nước mong muốn là Nhà nước nên xem xét và sớm loại bớt các thủ tục trong đầu tư. Lấy ví dụ, hãy để các DN triển khai những cái gì, những dự án nào đã được Chính phủ đồng ý cho vào quy hoạch miễn sao phù hợp với quy hoạch. Nhà nước chỉ cần xác định và khống chế suất đầu tư, còn toàn bộ các thủ tục đầu tư, kể cả các thủ tục cấp phép đầu tư cũng nên loại bỏ. Nếu những dự án nằm trong quy hoạch vẫn phải tiếp tục thông qua một loạt các quy trình từ báo cáo nghiên cứu khả thi, xin phép Chính phủ cấp phép đầu tư rồi sau đó chờ đợi các bộ, ngành thẩm định sẽ mất thêm nhiều thời gian. Chính sự chờ đợi sẽ giết chết ý chí đầu tư của các DN. Theo tôi, cứ để cho các tổng công ty hay các tập đoàn kinh tế mạnh tự hình thành dựa trên hoạt động kinh doanh thực tế, đa ngành  nghề. 

Ông Phạm Thanh Hải - Phó TGĐ TCty Ximăng VN: Chúng tôi cần được tháo gỡ 4 vấn đề...

Soạn: AM 185167 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

- Để TCty hoạt động có hiệu quả  Nhà nước cần quan tâm đến 4 vấn đề: Trước hết, các DN nói chung (không phân biệt DNNN hay DN ở các thành phần kinh tế khác) cần được thực hiện chung một luật doanh nghiệp. Hai là, đối với DN làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì chức năng kinh doanh có hiệu quả là chính; Chức năng xã hội cụ thể hơn là chức năng bình ổn thị trường và giá cả Nhà nước nên giao cho các bộ quản lý nhà nước đảm nhiệm. Ba là, Nhà nước đã hình thành 2 loại DN: Công ích và kinh doanh thì yêu cầu các DN công ích phải vươn lên thực hiện vai trò của mình, không nên để các DN làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phải đóng góp quá nhiều. Tình hình này kéo dài vừa không kích thích loại hình DN làm nhiệm vụ công ích vừa khó đánh giá hiệu quả của DN làm nhiệm vụ SXKD. Và, vấn đề thứ tư: TCty nhà nước là một loại hình DN đặc biệt đang ở giai đoạn thí điểm, thử nghiệm, do đó các cơ chế chính sách cần linh hoạt, không nên cố định quá lâu khi tình hình đã thay đổi hoặc lạc hậu.

Ông Hà Đức Bàng - Tổng GĐ TCty Hàng hải VN: Quá chậm ban hành cơ chế

Soạn: AM 185169 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

- Từng TCty có những đặc điểm khác nhau, ví dụ ngành Bưu điện hạch toán tập trung được nên dễ điều hành hơn; còn TCty Hàng hải ra đời khi đã có một số Cty hoạt động  độc lập từ  trước, hạch toán mang tính chất công sở và phân tán. Đơn vị nào cũng chăm chút lợi ích của mình, sự gắn kết chỉ mang tính tương đối, không có vốn. Nhà nước cho đổi mới  mô hình tổ chức Cty mẹ - Cty con, cổ phần hoá v.v... nhưng chậm, chỉ CPH những đơn vị làm tốt, một số giám đốc thành viên lớn tuổi thích CPH vì họ tiếp tục được ở Cty của họ. Từ khi Nhà nước cho thí điểm mô hình Cty mẹ - Cty con đến bây giờ, mãi vẫn không ra được điều lệ hoạt động, vẫn là "bình cũ, rượu mới". Vì thế, các DN liên kết với nhau lỏng lẻo, mang tính hành chính, điều vốn từ Cty này sang Cty khác rất khó khăn. Mô hình TCty có  khá hơn trước nhưng vẫn còn nhiều  trì trệ. Sự trì trệ này thể hiện ở chỗ: Không ai chịu trách nhiệm cuối cùng; bộ máy không theo ý muốn dẫn đến thiếu động lực, lãi nhiều báo cáo ít, lỗ thật lãi giả. Để khắc phục tình trạng này, bản thân TCty Hàng hải cũng phải cố gắng có chiến lược chung cả ngắn hạn, dài hạn, có vốn, có thực lực để trên nói được dưới, phải gắn bó với nhau, thấy cần phải có tập đoàn. Chúng tôi mong đợi gì  ư? Trước hết Nhà nước cần có cơ chế. Hiện nay cơ chế chậm quá (các bộ trông chờ nhau, không dám làm, sợ trách nhiệm), công ty mẹ phải chi phối được công ty con.

(Theo Lao Động)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cải tổ mô hình tổng công ty nhà nước (02/11/2004)
Bộ Công nghiệp tăng tốc cổ phần hóa (01/11/2004)
CPH ở Cần Thơ chậm vì giám đốc sợ mất quyền lợi (29/10/2004)
Kiên quyết không để CPH khép kín (26/10/2004)
Cải cách DNNN: Động lực cần đặt vào bên trong (22/10/2004)
Vất vả cổ phần hóa DN thua lỗ (21/10/2004)
Cổ phần hóa khép kín? (20/10/2004)
Cổ phần hóa May 10: Nhà nước giữ 51% cổ phần (08/10/2004)
Cổ phần hóa - bước tiến hình thành Tập đoàn BCVT (03/10/2004)
CPH hàng loạt các nhà máy nhựa (30/09/2004)
Hà Nội gỡ rối, đẩy nhanh cổ phần hóa (30/09/2004)
"Cổ đông Nhà nước tham gia HĐQT là vấn đề đạo lý" (28/09/2004)
Kiểm tra quá trình cổ phần hóa MTS (24/09/2004)
Được đưa nợ vào phần vốn Nhà nước khi cổ phần hóa? (23/09/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang