Đổi mới phân phối lợi nhuận của DNNN
08:46' 18/11/2004 (GMT+7)

Một phương án đổi mới phương pháp phân chia lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang được Bộ Tài chính (BTC) xem xét sửa đổi theo hướng gắn lợi ích của người quản lý, điều hành doanh nghiệp (DN) và người lao động với lợi nhuận của DN. Theo một quan chức BTC, việc làm này nhằm động viên các DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng lợi nhuận thu về.

Soạn: AM 198645 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Bộ Tài chính đang xem xét phương án phân chia lợi nhuận của DNNN sao cho hợp lý nhất.

Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách của BTC dự kiến sẽ sửa đổi lại quy chế phân phối lợi nhuận của các DNNN theo hướng không khống chế mức trích tối đa của quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi cho người lao động nhằm tránh tình trạng “cào bằng” hiện nay là mức thưởng cho người lao động ở DN làm ăn hiệu quả ít cũng gần giống như DN kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Để có thể xác định được mức trích thưởng, phúc lợi, các DN trước hết phải tuân thủ trình tự phân chia khoản lợi nhuận sau thuế thu được theo những quy định trong Luật DNNN năm 2003. Theo đó, trước hết khoản lợi nhuận sau thuế của DN phải được dùng để bù đắp các khoản lỗ (nếu có) của các năm trước đã hết thời hạn chuyển lỗ theo Luật Thuế thu nhập DN, nhằm bảo toàn vốn nhà nước hiện có tại DN. Tiếp theo, DN được trích quỹ dự phòng tài chính với mức trích 10% số lợi nhuận còn lại. Tuy nhiên, quỹ dự phòng tài chính sẽ bị khống chế số dư tối đa là 25% vốn điều lệ của DN, nên khi quỹ đã đạt mức này rồi thì không phải trích lập nữa. Sau khi trích lập các quỹ trên, phần lợi nhuận còn lại của DN sẽ được chia theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước và vốn do DN tự huy động.

Theo đề xuất của BTC, phần vốn Nhà nước được xác định bằng số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ của vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng và quỹ đầu tư phát triển. Vốn DN tự huy động được xác định bằng số dư bình quân của các khoản vốn vay ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (trừ các khoản vốn vay được Nhà nước bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất, vay với lãi suất ưu đãi). Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước được dùng để bổ sung vốn nhà nước tại DN.

 Trường hợp DN không có nhu cầu hoặc không cần thiết bổ sung vốn thì đại diện chủ sở hữu DN thống nhất với BTC điều về quỹ tập trung để đầu tư cho DN khác. Số lợi nhuận được chia theo vốn DN tự huy động trước hết dùng để trích quỹ đầu tư phát triển với mức trích tối thiểu là 30%, sau đó phần lợi nhuận còn lại được dùng để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Để khuyến khích những người quản lý, điều hành mang hết khả năng, nhiệt tình đóng góp cho sự phát triển của DN, BTC đề xuất cho trích tối đa 5% số lợi nhuận được chia cho DN để trích lập quỹ khen thưởng cho người quản lý, điều hành. Mặc dù vậy, mức trích quỹ này được khống chế không vượt quá 300 triệu đồng đối với DNNN không có hội đồng quản trị và 500 triệu đồng đối với DNNN có hội đồng quản trị. Phần lợi nhuận còn lại được dùng để trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động và mức phân bổ cụ thể sẽ do ban lãnh đạo DN quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn. Với những DN có nguồn vốn tự huy động thấp, DN mới thành lập, DN độc quyền...

BTC cũng đã lường trước khả năng xảy ra sự không công bằng về quyền lợi của người lao động khi thực hiện trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi theo phương thức nêu trên. Do vậy, một số quy định riêng cũng đã được xây dựng để tháo gỡ. Chẳng hạn, đối với những DN mới thành lập, trong 2 năm liền kể từ khi có lãi, nếu việc phân phối lợi nhuận theo hướng dẫn trên mà mức trích quỹ khen thưởng, phúc lợi không bằng 2 tháng lương thực tế bình quân thì được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển (có thể giảm toàn bộ quỹ này) để đảm bảo cho các quỹ trên bằng 2 tháng lương thực tế bình quân.

Với những DNNN hoạt động ổn định, chủ yếu thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch... nếu phân phối lợi nhuận như quy định chung mà quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa đạt 2 tháng lương thực tế bình quân, thì theo đề xuất của BTC, ngoài việc được giảm mức trích quỹ đầu tư phát triển, DN được giảm tiếp cả phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước cho đến khi hai quỹ đạt mức yêu cầu. Trường hợp đã giảm cả hai nguồn này rồi mà vẫn không đủ, thì ngân sách nhà nước sẽ trợ cấp cho đủ bằng 2 tháng lương thực tế bình quân.

Đối với các DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền, BTC dự kiến sẽ có mức khống chế trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho những DN này tối đa bằng 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền, phải bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển.

(Theo Đầu Tư)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Kiểm tra CPH Công ty MTS: Có đến 2 kết luận khác nhau (17/11/2004)
Cổ phần hóa hay là... ra đi? (11/11/2004)
Không để lợi dụng mô hình "mẹ - con" nhằm "trốn" CPH (02/11/2004)
Các tổng công ty mong muốn gì? (02/11/2004)
Cải tổ mô hình tổng công ty nhà nước (02/11/2004)
Bộ Công nghiệp tăng tốc cổ phần hóa (01/11/2004)
CPH ở Cần Thơ chậm vì giám đốc sợ mất quyền lợi (29/10/2004)
Kiên quyết không để CPH khép kín (26/10/2004)
Cải cách DNNN: Động lực cần đặt vào bên trong (22/10/2004)
Vất vả cổ phần hóa DN thua lỗ (21/10/2004)
Cổ phần hóa khép kín? (20/10/2004)
Cổ phần hóa May 10: Nhà nước giữ 51% cổ phần (08/10/2004)
Cổ phần hóa - bước tiến hình thành Tập đoàn BCVT (03/10/2004)
CPH hàng loạt các nhà máy nhựa (30/09/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang