221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
889906
Khách hàng bị ảnh hưởng đến đâu?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Quản lý thuê bao di động trả trước:
Khách hàng bị ảnh hưởng đến đâu?
,

Vừa được Chính phủ đồng ý và cho phép triển khai, quy định quản lý thuê bao điện thoại di động trả trước chắc chắn sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Vậy còn khách hàng sử dụng, ảnh hưởng sẽ thế nào?

Khi việc quản lý thuê bao trả trước được thực hiện, SIM sẽ không còn được bán tràn lan như hiện nay. (Ảnh: Hồng Vĩnh)

Khi đó, thuê bao trả trước mới sẽ được quản lý chặt chẽ như đối với thuê bao trả sau và đặc biệt, khách hàng đã hòa mạng sẽ phải đăng ký lại nếu không muốn bị cắt thuê bao.

Thuê bao chững lại

Ông Hoàng Trung Hải - Giám đốc Cty Vinaphone dự báo, khi bắt đầu thực hiện quản lý thuê bao trả trước sẽ có một bộ phận khách hàng phản ứng bởi họ sẽ không còn được mua SIM tự do như hiện nay.

“Ở Nhật, khi siết chặt quản lý thông tin cá nhân của các thuê bao trả trước, có rất nhiều thuê bao dịch vụ này đã chuyển sang sử dụng dịch vụ trả sau” - Ông Hoàng Trung Hải đưa ra kinh nghiệm.

Trong khi đó, Giám đốc VMS MobiFone Lê Ngọc Minh nhận định, trong thời gian đầu thực hiện việc quản lý, tốc độ thu hút thuê bao trả trước mới sẽ bị chững lại.

“Rõ ràng, những khách hàng đã có số di động hoặc thực sự chưa thật sự cần thiết dùng điện thoại di động sẽ ngại đăng ký số mới với các thủ tục cần thiết” - Ông Minh nói. Tuy nhiên, ông Minh cũng cho rằng với nhu cầu hiện nay, các mạng di động sẽ vẫn đạt được chỉ tiêu phát triển thuê bao của mình.

Thêm nữa, theo các nhà khai thác, việc thực hiện quản lý thuê bao trả trước cũ chắc chắn sẽ làm tăng chi phí trong kinh doanh của họ. “Hiện chúng tôi chưa tính toán chi phí cụ thể, nhưng chắc chắn là con số không nhỏ bởi nhà khai thác sẽ phải bỏ nhân lực, thời gian và xây dựng hệ thống quản lý” - Một lãnh đạo Viettel cho biết.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là làm thế nào để quản lý những thuê bao trả trước đối với những khách hàng đã hòa mạng từ trước đến nay?

Một trong những quy định trong dự thảo đề án quản lý của Bộ BC&VT là đối với những thuê bao trả trước đã hòa mạng từ trước thời điểm chính thức áp dụng quản lý, nếu quá thời hạn quy định mà khách hàng không đến đăng ký lại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ đơn phương hủy bỏ thuê bao này.

“Lúc đó chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng bị cắt thuê bao kêu ca, phàn nàn. Vì vậy, trước khi cắt thuê bao, Viettel Mobile sẽ gửi thông tin cho khách hàng” - Ông Tống Viết Trung, Giám đốc Viettel Mobile nói.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng dù quy định và việc thực hiện có cứng rắn đến đâu, việc đảm bảo 100% thuê bao trả trước sẽ đăng ký lại là điều không thực hiện được.

“Chỉ cần có khoảng 90% thuê bao di động trả trước đến đăng ký lại là việc quản lý này đã có thể được coi là thành công” - Ông Nguyễn Châu Sơn, Phó trưởng Ban Viễn thông Tập đoàn BC&VT (VNPT Group) nhận xét.

Cần thực hiện đồng bộ

Các nhà cung cấp đang tỏ ra lo ngại nếu thực hiện không nghiêm túc chủ trương trên, sẽ có tình trạng doanh nghiệp này làm tốt, còn doanh nghiệp khác lại không.

“Sẽ có doanh nghiệp vì lý do cạnh tranh nên buông lỏng để thu hút thuê bao. Nhà cung cấp nào thực hiện nghiêm túc sẽ bị thiệt” - Giám đốc Vinaphone Hoàng Trung Hải băn khoăn.

Chưa có thời điểm áp dụng

Dù đã được Chính phủ đồng ý và cho phép triển khai, hiện vẫn chưa có thời điểm chính thức áp dụng chủ trương quản lý thuê bao điện thoại di động trả trước.

Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ BC&VT) cho biết, sắp tới Bộ BCVT sẽ họp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động để lên phương án quản lý cho phù hợp.

Thứ trưởng Bộ BC&VT Lê Nam Thắng cho biết, các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng cơ sở vật chất, quy trình thủ tục đăng ký vì phải triển khai xuống tận các đại lý.

Theo ông Thắng, thời gian bắt đầu triển khai phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên chưa thể nói chính xác thời gian nào.

Đồng quan điểm này, ông Lê Ngọc Minh cũng cho rằng quy định không được thực hiện nghiêm túc sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và chủ chương quản lý thuê bao trả trước sẽ không còn ý nghĩa. Vì vậy, để quản lý các thuê bao di động trả trước rất cần có sự quản lý đồng bộ của các ngành và sự quyết tâm đồng lòng của các doanh nghiệp.

Giám đốc Viettel Mobile Tống Viết Trung nói, cần có Bộ Công an là cơ quan chức năng xác thực thông tin. Khi có nguồn thông tin của khách hàng như số CMND, Bộ Công an sẽ kiểm tra trên hệ thống quản lý rồi chuyển cho nhà khai thác lưu giữ thông tin chính xác để quản lý.

“Cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống đồng bộ dữ liệu để xác thực và quản lý các thông tin cá nhân của khách hàng” - Ông Trung đề xuất.

Về giấy tờ khi đăng ký, theo ông Nguyễn Châu Sơn, khi đăng ký thông tin cá nhân, thuê bao trả trước không nhất thiết phải có CMND mà có thể xuất trình bằng lái xe, hộ chiếu… Làm như vậy sẽ thuận lợi hơn cho khách hàng, trong đó có người nước ngoài.

(Theo Tiền Phong)

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,