Bình Thuận: Cấp phép dự án khai thác sa khoáng đầu tiên
12:38' 14/09/2004 (GMT+7)

Khai thác quặng trái phép tại tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Nguyên Phạm

(VietNamNet) - Dự án khai thác và chế biến sâu các sản phẩm sa khoáng (Công ty liên doanh khoáng sản quốc tế Hải Tinh) tại tỉnh Bình Thuận sẽ chính thức đi vào hoạt động trong tháng 10 tới.

 

Đây là liên doanh đầu tiên tại Bình Thuận được phép khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng titan hợp pháp, nhằm hạn chế tình trạng hoạt động trái phép khá nhộn nhạo ở vùng mỏ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, mà báo chí đã nhiều lần phản ánh. Bên cạnh đó, dự án còn góp phần nâng cao giá trị khoáng sản thông qua việc chế biến sâu các sản phẩm quặng titan, hạn chế thất thoát nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia.

 

Theo Công ty Hải Tinh, tính đến nay, tổng vốn đầu tư cho dự án xây dựng nhà máy chế biến quặng titan đã hơn 9,58 tỷ đồng (trong đó thiết bị nhập khẩu chiếm gần 5 tỷ đồng). Mặc dù mới ở giai đoạn khởi động dự án, nhưng công ty cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong kinh doanh. Từ đầu năm 2004 đến nay, Công ty đã sản xuất gần 13 ngàn tấn tinh quặng ilmenite, zircon và rutile, đạt doanh thu bán hàng trên 16,1 tỷ đồng (trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1 triệu USD).

 

Hiện Hải Tinh đang tiếp tục hoàn tất các hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị để chính thức đưa vào hoạt động trong tháng 10/2004. Công ty cũng đang kiến nghị các cấp thẩm quyền cho phép được khai thác tận thu sa khoáng trên những khu đất thuộc các dự án du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận, thông qua hợp đồng cải tạo mặt bằng, làm sạch môi trường sinh thái, góp phần ngăn chặn các chất phóng xạ gây ô nhiễm, tránh lãng phí nguồn khoáng sản đang nằm rải rác ven biển.

 

  • Nguyễn Sa

 

 

 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Không tăng cước trên tất cả các tuyến vận tải (13/09/2004)
Nhu cầu bảo hiểm tăng, IAI nâng VPĐD lên chi nhánh (09/09/2004)
Cấp hạn ngạch dệt may đợt 1/2005 sau 15/9 (08/09/2004)
Cơ quan Điều tiết điện lực liệu có là nơi độc quyền? (08/09/2004)
Kiện xe đạp VN bán phá giá vào EU là sai trái (08/09/2004)
Giá bông giảm, DN dệt may VN được lợi (26/08/2004)
Khôi phục dự án liên doanh sản xuất ôtô Nissan Đà Nẵng (23/08/2004)
Sắp có dịch vụ phát hàng thu tiền (20/08/2004)
Thu hút đầu tư nước ngoài phát triển công nghiệp dược (18/08/2004)
DN Da Tây Đô xuất 1,7 triệu USD thuộc da sang Ý (16/08/2004)
Da giầy Việt Nam có "trụ" được trước Trung Quốc? (16/08/2004)
Thêm một Trung tâm thẩm định và bán đấu giá tài sản (16/08/2004)
Liên kết xây dựng 14 cao ốc Nam Sài Gòn (16/08/2004)
Công ty 3D Marcom được ''chọn mặt'' gửi... triển lãm (14/08/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang