TQ bỏ hỗ trợ xuất khẩu thép, VN khó nhập phôi
11:12' 08/04/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Các DN Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc nhập khẩu phôi thép từ Trung Quốc, vì ngày 1/4 vừa qua, Quốc vụ viện nước này chính thức thông báo bãi bỏ chính sách hỗ trợ 13% thuế xuất khẩu thép, phôi thép đối với ngành thép Trung Quốc. 

Liệu thép có tiếp tục tăng giá?

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 3 tháng đầu năm 2005, Việt Nam đã nhập khẩu trên 40% phôi thép Trung Quốc. Biến động này từ thị trường thép Trung Quốc đã tác động đến thị trường thép Việt Nam, bởi ngành thép trong nước vốn phụ thuộc rất lớn vào phôi nhập khẩu.

Ngay từ trước thời điểm 1/4, nhiều nhà cung cấp phôi thép nước ngoài cũng đã tạm dừng việc cung cấp phôi thép cho thị trường Việt Nam để nghe ngóng tình hình. Giá phôi chào hàng vì thế cũng tăng lên 425 USD/tấn so với mức 400-410 USD/tấn trước ngày 1/4. Thậm chí, giá chào hàng phôi dẹt của Công ty Shagang còn lên mức 510 USD/tấn FOB, một mức giá quá cao đối với khách hàng. Đến thời điểm này, toàn bộ các nhà cung cấp thép Trung Quốc đã dừng việc bán phôi thép cho Việt Nam. Đối với các hợp đồng đã ký, họ cũng sẵn sàng chịu bồi thường. Nguyên nhân là nếu bán, họ phải chịu thiệt 45 USD (tức 13% thuế xuất khẩu) còn nếu dừng hợp đồng, họ chỉ phải chịu phạt 8 USD theo cam kết hợp đồng đã ký. 

 

Trước diễn biến này của thị trường thép Trung Quốc, Hiệp hội Thép dự báo, thị trường thép Việt Nam sẽ có biến động, bởi chúng ta đang nhập khẩu trực tiếp một lượng phôi tương đối lớn của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc dừng xuất khẩu phôi thép và hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu thô khác (như gang) sẽ ảnh hưởng đến thị trường thế giới và sẽ tác động ít nhiều tới Việt Nam.

 

Trước tình hình đó, Hiệp hội Thép khuyến cáo các DN sản xuất thép nên chủ động tìm nguồn phôi thép thay thế từ các thị trường cung cấp phôi thép lớn trên thế giới, như  Nga, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản để chủ động cho việc sản xuất 6 tháng còn lại của năm. Đối với các nhà máy sản xuất phôi thép trong nước, cần tích cực nâng cao năng suất, tìm kiếm nguyên liệu từ nguồn thép phế liệu trong nước. Các dự án sản xuất phôi thép trong nước nên đẩy nhanh tiến độ đi vào sản xuất.

 

Cũng theo Hiệp hội, thời gian tới có thể sẽ xảy ra biến động giá, nhưng việc biến động này tuân theo quy luật cung cầu tất yếu của thị trường. Các DN thép nên phản ứng bình tĩnh trước động thái “ghìm” hàng để đón đầu thị trường của một số nhà đầu tư. Hiện nguồn hàng dự trữ của Tổng Công ty thép Việt Nam 4 tháng đầu năm còn trên 178.000 tấn, tương đương với 1 tháng tiêu thụ. Đây là khoảng thời gian cần thiết để thích ứng với biến động này.

  • H.Phương

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tốc độ tăng trưởng sản phẩm công nghiệp thấp (08/04/2005)
Phân bón tăng giá nhưng không "sốt" (07/04/2005)
SEAFDEC giúp VN phát triển nghề cá bền vững (06/04/2005)
Cần Quỹ đầu tư mạo hiểm đểđổi mới công nghệ dệt may (03/03/2005)
Giá thép sẽ lại tăng? (17/02/2005)
Khẳng định tàu thuỷ "made in Viet Nam" (11/02/2005)
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng cao (07/02/2005)
Xuất khẩu điều tăng nhưng tiêu thụ nội địa vẫn ... ngỏ (31/01/2005)
TP.HCM làm gì để trở thành “cường quốc" cá sấu? (26/01/2005)
Có thể thiếu 300.000 tấn phân urê cho vụ xuân (24/01/2005)
Khuyến khích DN xuất khẩu gạo cao cấp (13/01/2005)
Nông dân chưa quen làm ăn theo hợp đồng (13/01/2005)
Ký hợp đồng dự án đại lộ Đông - Tây Sài Gòn (12/01/2005)
Xuất khẩu 320.000 tấn gạo vào Philippines (12/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang