Sẽ thiếu hơn 200.000 tấn phân bón nếu DN ngưng nhập khẩu
09:48' 17/04/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo tin từ Trung tâm Thông tin thương mại, việc ngừng nhập khẩu phân bón của các DN có thể sẽ dẫn tới nguy cơ thiếu phân bón. Điều này đồng thời dẫn tới khả năng nhiều bà con nông dân phải cấy lúa “chay” vì không có phân bón.

Có thể thiếu trên 200.000 tấn phân bón cho vụ hè thu.

Từ đầu năm đến nay, giá phân urê trên thị trường thế giới tăng liên tục. Nguyên nhân là do khí đốt, giá dầu và than đá - nguồn nguyên liệu chính để sản xuất phân bón đều tăng. Thêm vào đó chi phí cước vận chuyển cũng tăng cao, điều này đã đẩy giá phân bón tăng hơn cả thời kỳ được coi là đỉnh điểm của năm 2004. Hiện các DN đang nhập khẩu phân bón urê với giá 245-265 USD/tấn, tăng 10-12 USD/tấn so với đầu tháng 3.

Song, một nghịch lý là giá phân bón trong nước vẫn đứng yên, không hề có biến động. Giá của nhà máy Đạm Phú Mỹ đưa ra là 4.100 đồng/kg, rẻ hơn giá nhập khẩu tới 500-600 đồng/kg. 

Theo Giám đốc Nhà máy Đạm Phú Mỹ, với ưu thế về giá và năng lực sản xuất, Phú Mỹ hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sản xuất hè thu sắp tới và cung cấp đủ urê để bình ổn thị trường phân bón, ngăn chặn cơn sốt giá. Điều này khiến nhiều nhà nhập khẩu phân bón trong nước quyết định ngừng nhập vì sợ lỗ.

Như vậy, nông dân đang đứng trước nguy cơ thiếu trên 200.000 tấn phân bón urê cho vụ lúa hè thu. Từ đầu năm 2005 tới nay, chỉ có khoảng gần 170.000 tấn urê cập cảng Việt Nam. Cùng với sản xuất của đạm Phú Mỹ, đạm Hà Bắc cũng chỉ vào khoảng gần 300.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu cho vụ hè thu hàng năm phải có lượng trữ trong kho khoảng 500.000 tấn. 

Nhưng ngược lại, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, điều này khó có thể xảy ra bởi ngoài năng lực sản xuất trong nước, thì một số công ty miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì các hợp đồng nhập khẩu. 

Tính toán và cân đối của Hiệp hội Phân bón cho thấy, năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng được gần 50%, cộng với 36 đầu mối nhập khẩu phân bón của các DN sẽ đảm bảo cung - cầu. Việc huy động nguồn vốn lớn để tạm trữ chỉ là giải pháp thời vụ, tình thế. Ngoài việc nhà sản xuất và những DN nhập khẩu phân bón phải hợp tác chặt chẽ để đưa ra giá sàn hợp lý cho từng thời kỳ, thì cần giảm thuế VAT 5% hiện nay xuống 0%.

  • H.Phương

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mắm Phú Quốc được đóng chai tại TP.HCM thêm 3 năm (16/04/2005)
Xuất khẩu tôm vào Mỹ: Phải "đặt cọc" hàng chục triệu USD (15/04/2005)
WTO đe doạ sinh kế của nông dân các nước nghèo (13/04/2005)
Xuất khẩu cá tra, basa phải đúng tên sản phẩm (11/04/2005)
Khánh thành 5 nhà máy tại trung tâm điện lực Phú Mỹ (10/04/2005)
TQ bỏ hỗ trợ xuất khẩu thép, VN khó nhập phôi (08/04/2005)
Tốc độ tăng trưởng sản phẩm công nghiệp thấp (08/04/2005)
Phân bón tăng giá nhưng không "sốt" (07/04/2005)
SEAFDEC giúp VN phát triển nghề cá bền vững (06/04/2005)
Cần Quỹ đầu tư mạo hiểm đểđổi mới công nghệ dệt may (03/03/2005)
Giá thép sẽ lại tăng? (17/02/2005)
Khẳng định tàu thuỷ "made in Viet Nam" (11/02/2005)
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng cao (07/02/2005)
Xuất khẩu điều tăng nhưng tiêu thụ nội địa vẫn ... ngỏ (31/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang