,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
514712
Người mở đường hàng không giá rẻ Đông Nam á
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Người mở đường hàng không giá rẻ Đông Nam á

Cập nhật lúc 16:45, Thứ Sáu, 24/09/2004 (GMT+7)
,

Ngay trước chuyến bay Kuala Lumpur – Kota Kinabula của Hãng AirAsia, một người đàn ông vẫn còn loay hoay tìm một chiếc ghế trống ở phía sau. Lúc phục vụ mang thức ăn tới, ông ta móc ví lấy ra 80 cent mua một lon nước uống Milo. Trong suốt hai giờ đồng hồ trong chuyến bay, người đàn ông này lần lượt trò chuyện hay bắt tay với hầu hết 140 hành khách. Khi máy bay hạ cánh, ông ta đứng phía trước vẫy chào tạm biệt mọi người, rồi sau đó cùng dọn dẹp hàng hóa với các nhân viên để chuẩn bị cho chuyến bay mới.

Người đàn ông Malaysia 40 tuổi đó là Tony Fernandes - Giám đốc điều hành và là nhà sáng lập AirAsia - hãng hàng không giá rẻ (low-cost carrier- LCC) tiên phong tại Đông Nam Á. 

Thích kiểu kinh doanh "khác người"

Soạn: AM 145508 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tony Fernandes

Sau 12 năm làm việc tại Warner Music Malaysia (thuộc tập đoàn truyền thông khổng lồ AOL, Mỹ), tháng 6/2000, Ferrnandes đã rời chức vụ Giám đốc điều hành, bán hết cổ phần của mình ở công ty và bắt đầu tìm kiếm thử thách kinh doanh mới.

 

Trong một lần quá cảnh tại London, tình cờ người đàn ông này nhìn thấy Stelios Haji-Ioannou - người sáng lập LCC easyJet trên truyền hình. Rất có ấn tượng với "hàng không giá rẻ" nên ngay lập tức, Fernandes đã đáp xe lửa tới trụ sở easyJet. Tại đây, ông bỏ ra một ngày để trò chuyện với hành khách cũng như các nhân viên cũa hãng. Và thế là, ý định thành lập một LCC của riêng mình được hình thành.

 

Để có được những kiến thức kinh doanh đầu tiên trên lĩnh vực hoàn toàn mới lạ, ngoài việc sục sạo trên Internet, Fernandes tranh thủ tiếp xúc với những người có kinh nghiệm như Conor McCarthy - cựu Giám đốc LCC Ryanair. Sau đó, được cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ủng hộ, Fernandes mua lại một hãng hàng không đang hoạt động chỉ với vỏn vẹn 2 chiếc A-300s và 12 chuyến bay nội địa hằng ngày.

 

Sau 3 năm, đến nay, AirAsia chiếm tới 40% thị phần nội địa tại Malaysia. Đội bay 18 chiếc với hàng trăm chuyến ngang dọc khắp các thành phố Đông Nam Á. Tháng 7/2004, AirAsia đã mở đường bay tới Macau, tiếp theo sẽ là đường bay tới Côn Minh (Trung Quốc) vào tháng 12 tới. Không dừng lại, Fernandes đang nhắm đến nhiều thành phố khác của Trung Quốc cũng như vươn sang Ấn Độ.

 

Cùng với mở rộng thị trường, AirAsia dự định mua thêm 62 máy bay cũng như phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

 

Thành công của Fernandes đã mở ra một cuộc cạnh tranh hấp dẫn, phá vỡ thế mạnh gần như tuyệt đối của những hãng hàng không quốc gia trong khu vực, đồng thời tạo cơ hội đi lại bằng máy bay cho nhiều người dân trong vùng hơn. Mục tiêu mà AirAsia hướng tới là phục vụ 4 triệu lượt hành khách trong năm nay - gấp đôi một năm trước đây. “Chúng tôi đã làm thay đổi cách nghĩ của mọi người về việc đi máy bay”, Fernandes nói.

 

"Còn quá nhiều lãng phí trong lĩnh vực hàng không"

 

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt,  AirAsia làm mọi cách để giảm chi phí đến mức tối đa.

Soạn: AM 145512 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Airasia rất thành công tại ĐNA.

 

Nhân viên phi hành đoàn đảm nhận luôn công việc lau chùi máy bay. Điều này ngoài việc giảm phí tổn còn giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị cho chuyến bay kế tiếp. Phi công được yêu cầu cho máy bay hạ cánh vào đoạn cuối đường băng với vận tốc nhỏ (làm giảm độ hao mòn của lốp bánh xe). Và cũng giống như các hãng giá rẻ khác tại châu Âu và Bắc Mỹ, AirAsia bán phần lớn vé qua mạng Internet.

 

Để khuyến khích mọi người đặt chỗ sớm, khoảng 30% số ghế đầu tiên sẽ được bán với giá rất mềm, sau đó sẽ tăng dần. Các dịch vụ đi kèm trên chuyến bay được cắt giảm tối đa và hành khách phải trả tiền cho thức ăn hay đồ uống nếu có nhu cầu.

 

Khi một nhà thầu hàng không chuyên nghiệp ra giá 20 triệu USD cho công trình phục vụ hành khách của hãng ở Kuala Lampur, Fernandes tìm ngay một nhà thầu quen nhỏ hơn thực hiện công việc đó chỉ với 500.000USD. “Hiện có quá nhiều sự lãng phí trong ngành hàng không dân dụng”, ông nói, “Chúng tôi không thể chấp nhận điều này bởi yếu tố sống còn của công ty là phải giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể được”. 

 

  • Hoàng Diệu - Tổng hợp
,
,