Hàng lậu cũng được bảo hành, chuyện chỉ có ở Việt Nam
06:08' 15/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Việc bảo hành là do các cửa hàng tự đặt ra, nhưng cách làm nay tỏ ra có hiệu quả nhất là đối với những sản phẩm đắt tiền.

Người Hà Nội đang có mốt cuối tuần lên Lạng Sơn mua sắm, nhưng đó chỉ là sự ưa thích của chị em phụ nữ, với những món hàng gia dụng bắt mắt nhưng kém bền. Còn nếu muốn mua đồ điện tử Trung Quốc thì mua ở Hà Nội không phải mất công đi xa, đỡ mua đắt mà lại được bảo hành như hàng xịn - một người bạn là trinh sát viên sát chuyên về chống buôn lậu, thuộc Tổng cục cảnh sát đã khuyên tôi.

Những phố hàng Tàu

Soạn: AM 482101 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hàng điện tử nhập lậu vẫn thu hút khách bình dân nhờ giá rẻ.

Nơi đầu tiên chúng tôi đến khảo sát là phố Thịnh Yên chạy qua trước chợ trời Hà Nội. Trên con phố dài khoảng 500 m, san sát các cửa hàng đồ điện tử, điện gia dụng. Mỗi cửa hàng ở đây cũng được "chuyên môn hoá", bán một số loại hàng nhất định. 

Tạt vào một của hàng chuyên về đầu video, ampli, loa, micro và thiết bị âm thanh, đặt vấn đề muốn lắp một dàn Karaoke rẻ tiền để mang về kinh doanh ở quê, đứng trước rất nhiều chủng hàng bày bán công khai, chất cao tận trần nhà chúng tôi đành nhờ chủ hàng tư vấn cho mình. 

Theo ông chủ của hàng, đầu đĩa có rất nhiều loại, loại mới nhất là đầu DVD đọc được MP3, MP4..., không kén đĩa đúng giá 1triệu 50 ngàn. Nếu lấy loại cùng chức năng nhưng đời cũ hơn giá 850 ngàn, loại thấp tiền hơn cũng có nhưng dùng không tốt . Ampli, có hai loại khách hay mua, loại dùng cho kinh doanh thì đắt hơn khoảng 1 triệu đồng; loại thấp tiền hơn chỉ dùng được cho sinh hoạt công cộng, dùng cho phòng hát không tốt lắm. Cuối cùng là loa, tại cửa hàng, rất nhiều loại loa đươc bày bán như: loa treo dọc, nằm ngang; loa để đứng, loa ốp mặt gỗ... tuỳ chọn theo sở thích và giá tiền. Thấy chúng tôi thích đôi loa đứng cao khoảng 1m, mặt ốp gỗ ông chủ hàng đọc ngay giá 1 triệu đồng/đôi.  Tính chung thì giá cả bộ dàn Karaoke "nhà quê" giá chỉ 3 triệu đồng. Thế là ngon rồi, mức ấy mới dễ lại vốn mà chẳng hỏng đâu mà sợ - ông chủ cửa hàng động viên.

Tại cửa hàng chuyên kinh doanh phụ kiện máy tính, điện thoại bên cạnh, khi tôi hỏi mua một bộ loa cho máy tính, thì được giới thiệu: loa 4.1 giá 320 ngàn, loại tương tự nhưng có amply 550 ngàn. Điện thoại để bàn, có loa ngoài, đèn bàn phím, màn hình giá 130 ngàn. Thấy chúng tôi phân vân về giá cả và chất lượng, cô chủ bán hàng nói luôn: Yên tâm đi, các cửa hàng máy tính cũng lấy loa, phone ở đây về bán nhiều lắm mà có thấy ai kêu hỏng bao giờ đâu. Lấy ở đây giá rẻ tính bằng tiền Việt vào của hàng máy tình nó tính bằng đô cả đấy.

Tại đây, còn nhiều loại đồ điện gia dụng như: nồi cơm điện Trung Quốc dán nhãn như Sharp, National... nhưng có giá rẻ giật mình 180 ngàn cho loại nồi 3 lít. thậm chí cho lại nhỏ hơn giá chỉ 120 ngàn, máy xay sinh tố một động cơ, hai bầu nhựa trong suốt chỉ khoảng 140 ngàn. 

Anh bạn tôi cho biết, đây là một trong hai khu vực bán hàng Trung Quốc nhập lậu lớn nhất Hà Nội, còn lại là phố Gầm Cầu, Hàng Khoai, Đồng Xuân nổi tiếng với các mặt hàng tiêu dùng, gia dụng bình dân.

Hàng lậu cũng được bảo hành.

Soạn: AM 482105 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các nhà sản xuất trong nước ngoài lo cạnh tranh hội nhập còn phải lo đối phó với hàng lậu.

Quay trở lại hàng bán dàn Karaoke, tôi đặt vấn đề sẽ lấy hàng nhưng phân vân về chất lượng vì không có gì bảo đảm. Ông chủ hàng nhìn tôi cười  nói; "anh bán buôn lâu đời ở đây, cả cái cửa hàng to thế này bảo hành đã đủ tin chưa? Ông cho biết, lấy hàng ở đây, bảo hành 6 tháng. Trong tuần đầu, nếu hỏng ra đổi cái mới. Nhưng theo kinh nghiệm của anh thì từ khi nhận bảo hành đến nay hầu như không có khách phải đổi hàng, số sửa chữa cũng ít; chỉ dùng sau 1 tháng mà không có vấn đề gì thì cứ vô tư.

Ông chủ hàng còn cho biết, tất cả các cửa hàng ở đây đều nhận bảo hành. Hàng giá trị thấp như loa vi tính, điện thoại thì bảo hành ngắn ngày, 1 tuần hay một tháng; hàng đắt tiền thì bảo hành dài hơn 1 tháng đến 3 thậm chí đến 6 tháng. 

Việc bảo hành ở đây là do các cửa hàng tự đứng ra để làm chứ không hề có bảo hành của bất cứ hãng nào. Vì đây là hàng lậu. Cách làm này tuy khá liều nhưng các chủ hàng tỏ ra tự tin vì tỷ lệ hư hỏng không lớn và nhất là hiệu quả đối với việc thu hút khách hàng. Ông chủ của hàng so sánh: một đầu đĩa hàng xịn rẻ nhất cũng 1,6 triệu đồng, đắt gấp đôi hàng ở đây lại kén đĩa... nên đa số khác hàng bình dân vẫn chơi đầu Tàu rẻ mà loại đĩa nào cũng chơi được, kinh doanh cũng đỡ xót của. Cái lo nhất của khách là chất lượng không được bảo đảm nhưng bọn này dùng quen rồi thấy hàng này "nồi đồng, cối đá" nên có bảo hành cho khách cũng không lo. Các cửa hàng vi tính lấy loa ở đây về bán đắt hơn, cũng nhận bảo hành có sao đâu.

Theo tiết lộ của chủ cửa hàng, rất nhiều người mua hàng điện tử  ở Lạng Sơn về bị hỏng, đưa ra đây sửa mới biết mua hàng ở đây không đắt hơn mà lại được bảo hành, tỏ ra tiếc. Việc bảo hành của các cửa hàng ở đây xem ra cũng có tác dụng, nhất là đối với các loại hàng giá trị cao. Chỉ trong gần một tiếng đồng hồ đứng trao đổi, cửa hàng này cũng bán không dưới 5 chiếc đầu video cho khách hàng. Ai yêu cầu bảo hành thì được cấp một hoá đơn bán lẻ, đồng thời cũng là giấy bảo hành.

Tuy nhiên, anh bạn đi cùng tôi còn cho biết, dễ ăn nhất đối với các của hàng này là các hợp đồng mua sắm, lắp đặt lớn của các cơ quan, tổ chức, làm cho tập thể không có bảo hành chẳng ai dám mua, có bảo hành thì dễ bán hàng hơn.

Chuyện bảo hành sản phẩm là bình thường, nhưng bảo hành cho cả hàng lậu quả là một cách làm đặc biệt. Có lẽ đây chỉ là một trong vô vàn cách thức mà người ta áp dụng để lưu thông hàng lậu và cuộc chiến chống hàng lậu sẽ còn rất gian nan trước biện pháp này.

  • Nguyên Phong
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xuất khẩu lậu sọ người! (15/07/2005)
"Tất cả các doanh nghiệp da giày đều nên khai báo" (14/07/2005)
Mũi giày sẽ hướng... về đâu? (14/07/2005)
Ferrosan đưa vào VN loại mỹ phẩm uống (14/07/2005)
Xuất khẩu dệt may lấy lại đà tăng trưởng (14/07/2005)
Thị trường bán lẻ: DN trong nước tìm đường tăng tốc (14/07/2005)
Rau củ Trung Quốc áp đảo thị trường TP.HCM (14/07/2005)
EC làm việc với doanh nghiệp da giày Việt Nam (14/07/2005)
Thị trường sữa đua nhau khuyến mãi và tăng giá (14/07/2005)
Giá gà lại tăng mạnh (14/07/2005)
Thanh Long Việt Nam cần quảng bá mạnh ở EU (13/07/2005)
Buôn lậu xăng dầu qua biên giới tiếp diễn phức tạp (13/07/2005)
Xuất khẩu dệt may tăng sau khi cấp visa tự động (13/07/2005)
Hà Nội: Giá nhà dự án quá cao (13/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang